Ethics có thể
dịch là đạo đức. Các bạn nên quan tâm đặc biệt đến từ này, vì đây là từ các bạn
sẽ gặp nhiều nhất trong công việc của các chuyên gia, quản lý, chính trị gia,
lãnh đạo… trong tất cả mọi ngành nghề, mọi công việc, của xã hội văn minh. Âu Mỹ
đang như thế và Việt Nam sẽ phải như thế trong trào lưu toàn cầu hóa.
Tại Âu Mỹ mọi
ngành nghề đều có ethics của ngành nghề, thường được ghi vào các code of
conduct của nghề của mình, hay của các hiệp hội của nghề.
Có code of
conduct cho kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, luật sư, phóng viên, nha sĩ, dược sĩ,
v.v…
Mỗi đại công
ty đều có code of conduct cho nhân viên trong công ty.
Nhân viên nhà
nước có code of conduct cho nhân viên nhà nước.
Thầy cô có
code of conduct cho thầy cô.
Ngành quảng
cáo có code of conduct cho ngành quảng cáo.…
Nói chung là
tác phong đạo đức được đòi hỏi trong mọi ngành nghề. Kể ra thì thấy như rất nhiều,
nhưng tóm lại thì đạo đức nghề nghiệp chỉ tóm lại trong một chữ “thành thật”.
Thành thật là
không dối trá.
Đây là một
test nhanh để các bạn biết được thế nào là không thành thật: “Nếu bạn nói hay
làm một điều mà không hoàn toàn đúng sự thật, và khi mọi người biết được sự thật,
bạn sẽ thấy xấu hổ, thì đó có lẽ là không thành thật.”
Ví dụ:
Nếu bạn phải
che giấu một điều gì đó vì lý do an ninh quốc phòng, bí mật thương mãi, hay bảo
vệ bí mật của thân chủ, bảo vệ chuyện đời tư của ai đó… thì có lẽ khi vấn đề bị
người khác biết, bạn sẽ không cảm thấy xấu hổ mà còn tự hào là bạn đã làm tròn
nhiệm vụ. Đó có lẽ không là dối trá, không là unethical.
Nếu bạn chi tiền
cho một nhân viên chính phủ trong khi giao tiếp với họ, đó có lẽ là unethical.
Nếu bạn cho bà
vợ ông chủ tịch UBND “mượn” một ít tiền làm ăn, trong khi bạn đang xin UBND cấp
giấy phép cho dự án nào đó, thì đó là unethical.
Bạn vào nhà
hàng ăn, thấy cái lọc cà phê đẹp quá, bỏ túi mang về, đó là unethical.
Bạn biết sản
phẩm công ty thường chỉ dùng được 3 năm là phải thay một vài bộ phận nào đó,
nhưng nói là dùng 5 năm cũng hoàn toàn không hề hấn gì, thì đó là unethical.
Bạn lập show đấu
giá, và dàn cảnh nhiều đấu giá giả để làm giá, thì đó là unethical.
Hứa lấy con
gái người ta, nhưng người ta có bầu rồi kiếm cớ rút lui là unethical.
…
Trong đời sống
hàng ngày của chúng ta, trong nghề nghiệp cũng như trong giao tiếp xã hội, điều
quan trọng nhất là thành thật. Nếu bạn kiêu căng, có lẽ là ai cũng ghét, nhưng
bạn sẽ không hại ai ngoại trừ hại chính bạn. Nhưng nếu bạn không thành thật,
thì bạn đánh lừa mọi người, và có thể là hại rất nhiều người, nếu không hại tất
cả.
Có nhiều người
ăn học rất cao, nhưng hành động thì rất unethical cả ngày, hết chuyện này đến chuyện
kia, nhưng họ không cảm thấy đó là unethical, cho đến khi họ bị truy tố vì gian
dối hay nhũng lạm gì đó.
Các bạn, thành
thật là chuyện không dễ làm nếu chúng ta không quyết tâm thành thật mỗi giây
phút trong ngày, vì mỗi khi có muốn nói điều gì, luôn luôn có lý do gì đó quyến
rũ ta nói sai sự thật đi một chút.
Kể cả đôi khi
ta vô tình nói sai sự thật, đó cũng là một cái lỗi, vì ta đã nói bừa mà không
kiểm soát lại nguồn tin cho chắc, và không dùng từ ngữ chính xác, để mọi người
tin ta và sai theo ta.
Không chính
xác, đối với xã hội, đồng nghĩa với không thành thật.
Trong nền kinh
tế chính trị văn minh, người nào bắt gặp ta ăn nói thiếu chính xác một lần là họ
bắt đầu đánh dấu hỏi về integrity của ta, lần thứ hai là họ quyết định ta không
đáng tin, lần thứ ba là họ gạch tên ta khỏi danh sánh những người họ muốn liên
hệ công việc.
Trong tất cả
các vốn liếng của bạn ghi trên resume (CV), có một vốn liếng mà bạn không thể
ghi được, vì ghi thì người ta không tin, đó là tính thành thật của bạn. Nhưng
đó là vốn liếng quan trọng nhất của bạn. Khi người ta giới thiệu bạn bè cho
nhau trong các mạng lưới kinh tế chính trị, điều đầu tiên để người ta làm thế
là “người này đáng tin, đáng để tôi giới thiệu cho bạn tôi”.
Trong các lớp
lãnh đạo, quản lý, kỹ năng kinh doanh… hầu như người ta không khi nào nhắc đến
thành thật. Các bạn, đa số các lớp đó trên thị trường là vô dụng. Người ta nói
lăng nhăng những điều không quan trọng, nhưng điều quan trọng số một, quyết định
thành hay bại, thì chẳng ai nói đến.
Thành thật đòi
hỏi một kỹ luật nội tâm rất cao và môt kỹ năng dùng từ cẩn thận, để ta thành thật,
chính xác, và đáng tin.
Trong đại đa số
trường hợp ở đời, thành thật đồng nghĩa với đạo đức, với ethical. Nói chung, ta
có thể nói “Thành thật là đạo đức” (Honesty is ethics).
Chúc các bạn một
ngày thành thật.
Mến,
Hoành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét