Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là gì?


Điều dáng sợ nhất trong cuộc sống không phải là cái chết, mà là bị lãng quên, bị xem là hạt bụi sau những vầng hào quang rực rỡ….
…là khi người bạn yêu dấu nhất từ bỏ tấm chân tình của bạn để chạy theo những điều hư ảo
…là khi người thân quá bận rộn với cuộc sống đã không thể an ủi bạn khi bạn cần được nâng đỡ tinh thần
…là khi dường như không còn ai trên cõi đời này quan tâm tới bạn.
 
Cuộc đời ai không trải qua đắng cay! Liệu có bao giờ con người ta trở nên độ lượng hơn với chính mình?
Bao giờ con người mới biết quan tâm tới người khác và dành chút thời gian cho sự giúp đỡ
Mỗi người chúng ta đều có những vai diễn trên sàn diễn vĩ đại của cuộc đời.
Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm với những người xung quanh, nói với họ rằng chúng ta yêu mến họ…
Nhưng nếu bạn không quan tâm tới mọi người thì cũng chẳng sao đâu… bạn chỉ bị lãng quên, hững hờ… y như bạn đã từng đối với người khác…
 
Vậy thì ngay từ hôm nay chúng ta hãy tập thói quen bày tỏ sự quan tâm đến người khác… Đâu có mất gì, khi chúng ta mỉm một nụ cười, siết chặt một bàn tay, thốt lên một lời khích lệ, hoặc đơn giản chỉ nói rằng chúng ta muốn lắng nghe.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Bí quyết thành công trong cuộc sống


  • Để thành công trong cuộc sống bước đầu tiên quan trọng nhất là bạn phải xác định mục tiêu của mình, viết ra lý do vì sao bạn phải đạt được điều đó, để nó là nguồn động viên thúc đẩy bạn. Thường thì để đạt được những gì bạn phải hi sinh và cho đi những thứ cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Hãy ghi ra những gì bạn sẽ chuẩn bị để đạt được mục tiêu đó. Phải xác định rõ bạn là ai? bạn hiện có gì trong tay? tại sao bạn suy nghĩ như vậy và làm như vậy?
    Mọi người không cần biết bạn từ đâu đến mà chỉ cần biết bãn sẽ đi đến đâu. Hãy suy nghĩ và bắt đầu từ câu nói này bạn nhé!.
  • Bây giờ hãy phân tích xem điều gì là quan trọng với bạn, những gì bạn muốn trong cuộc sống? Ai sẽ là động lực thúc đẩy bạn làm điều đó và bạn đang làm gì để giúp mình nhận ra được ước mơ của mình? Nhìn vào chính mình từ 3 yếu tố: từ cái tâm, cơ thể và tinh thần. Khi phân tích bản thân, bạn cần phải xem xét tất cả 3 yếu tố này để đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Hãy nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, suy nghĩ đến những thành công hay thất bại ở quá khứ và hiện tại, và suy nghĩ vì sao bạn lại thất bại.Chỉ đến khi bạn thực sự nhận biết và hiểu được bản thân bạn thì bạn sẽ biết được mình nên làm gì và không nên làm gì. Đó là thời gian để đưa ra quyết định về cách thức bạn sẽ thực hiện và thực hiện những thay đổi tích cực. Tất cả những việc bạn làm điều xuất phát từ nhu cầu và quyết tâm của bạn, không nhất thiết để chứng minh bất cứ điều gì cho bất cứ ai.
  • Viết xuống các mục tiêu của bạn và đặt ra thời gian để hoàn thành nó. Bạn viết ra là chưa đủ mà muốn nó thành sự thật bạn phải thực hành nó. Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống, bạn cần phải tìm hiểu làm thế nào để hình thành các mục tiêu và thực hiện chúng, nếu không bạn sẽ chỉ cảm thấy tự ti hơn vì cảm giác như mình bị thất bại. Cùng với viết xuống mục tiêu của bạn và thời gian để hoàn thành, hãy suy nghĩ và viết ta những ý tưởng về cách bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Nó dễ dàng hơn nhiều để thực hiện 1 điều gì đó khi bạn có một kế hoạch và hành động cụ thể.
  • Khi vấn đề phát sinh, hãy tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Đừng để nỗi sợ hãi và nghi ngờ của bạn kiểm soát bạn. Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình cho những việc làm và kết quả mà bạn gây ra. Hãy tìm cơ hội cho mình, tạo số phận của chính bạn, thay vì chờ đợi ngày may mắn. Hãy cởi mở, thích nghi với sự thay đổi và ngay lập tức hãy xin lỗi khi bạn thấy mình sai lầm và sau đó thay đổi hành vi của bạn tích cực hơn. Làm những gì mà bạn tin tưởng chúng.
  • Hãy sống tích cực, suy nghĩ tích cực và làm việc hết mình, tự tin vào chính mình và khả năng của mình.
  • Chăm chỉ rèn luyện và phải kiên nhẫn, kỹ luật với bản thân, tạo cảm giác vui vẽ, căn bằng cuộc sống, vừa làm vừa chơi, giữ gìn mối quan hệ và tạo tình cảm gia đình, bạn bè.
  • Hãy dành thời gian để giáo dục chính mình tích lũy cho mình những công cụ cần thiết cho sự thành công và hội đủ điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho cánh cửa mới sẽ mở.
  • Nhìn vào thực tế để đánh giá vấn đề, bạn cần phải biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai.
  •       Bước chân dài em đi trên cát. 
          Xung quanh là đồng xanh bát ngát. 
          Em chợt thấy mình nhỏ bé quá đi thôi. 
          Nhưng chợt ánh lên cuộc sống rạng ngời.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Ý nghĩa cuộc sống


Chắc hẳn đã từng có những lúc bạn tự hỏi mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình là gì? Đó chính là lúc bạn đang trăn trở tìm hướng đi và ý nghĩa cho cuộc sống của mình, đó là lúc bạn đã ý thức được và có khát vọng đi tìm niềm vui và hạnh phúc thực sự. Một nhà hiền triết đã từng nói “Cuộc hành trình lớn nhất của một đời người là đi tìm chính bản thân mình, trải nghiệm và thử thách tất cả để tìm ra mình là ai”, hay là “tận lực tri thiên mệnh”.

Bạn sinh ra và lớn lên trong cuộc sống này chắc chắn không phải chỉ để tồn tại, hay làm cái bóng của người khác và bạn cũng chẳng bao giờ muốn mình làm nền cho bất kỳ ai. Bạn phải là chính bạn.
Bạn nên biết rằng sự tồn tại của bạn đã làm thay đổi rất nhiều điều xung quanh. Những chặng đường bạn đi qua, những công việc bạn đã và đang làm, những người bạn từng gặp, tiếp xúc hay kết bạn ắt hẳn sẽ khác đi nếu không có bạn. Bạn đã để lại một dấu ấn rất riêng trong công việc, trong tình cảm, ký ức kỷ niệm hay trong tâm hồn của họ và bạn sẽ còn tác động đến thế giới xung quanh bởi những ý tưởng, ước mơ, hoài bão và hành động cụ thể, hay đơn giản hơn là sự tồn tại của chính bạn.
Bạn có thể bận bịu với công việc hay chú tâm tới một điều nào đó trong một giai đoạn của cuộc sống, nhưng sau cùng bạn sẽ luôn thức tỉnh bởi những khát vọng, ước mơ từng có trong tiềm thức, hay đôi khi ngay từ thuở thiếu thời. Và điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của bạn. Mục đích cuộc sống có thể là điều mà mãi đến sau này, qua quá trình trải nghiệm để trưởng thành bạn mới tìm ra hay đôi khi, nó đã được định hình ngay từ những năm tháng khi bạn bắt đầu biết cảm nhận cuộc sống.
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều có mối liên hệ với nhau và ít nhiều bị ảnh hưởng qua lại bởi những suy nghĩ, việc làm, quyết định của những người xung quanh, đôi khi bởi cả sự tồn tại đơn thuần của họ.
Các nghiên cứu trên những người trưởng thành trên thế giới gần đây đã chứng minh một trong những dấu hiệu chính xác nhất cho thấy một người có hạnh phúc hay không tùy thuộc vào việc người đó có định hướng cho mình một ước mơ, mục đích sống hướng thiện, hay có quan tâm đến người khác hay không. Khi sống mà không có mục đích cụ thể hay sống trong vị kỷ, 70 trong số 100 người cảm thấy cuộc sống bấp bênh và vô nghĩa, còn khi có một mục tiêu cụ thể, dám hành động và biết chia sẻ thì gần 70/100 người lại cảm thấy hài lòng và cảm nhận được niềm vui và ý nghĩa của cuộc sống.

Trái tim diệu kỳ

Trái tim là bộ phận kỳ diệu nhất trong cơ thể con người. Không chỉ vì nó bơm máu nuôi chúng ta sống mà nó còn là biểu tượng tinh thần.


Là tình yêu, là sự thương cảm, là nhiệt huyết, là sự trung thực, là niềm tin.... Người ta vẫn dùng trái tim để yêu nhau, để thương từng điều nhỏ bé, để rung động với cuộc sống, để đốt lửa, để thắp những niềm tin và hy vọng, để tha thứ và cảm thông, để chia sẻ và gửi gắm, để bảo bọc và giữ gìn... Trái tim vì thế mà kỳ diệu
Trái tim còn có thể biết nói những điều mà chúng ta không thể diễn đạt bằng lời. Người ta yêu nhau bằng sự thôi thúc của trái tim. Người ta tin nhau cũng bằng cảm giác của trái tim mách bảo. Chia sẻ nhau cũng bằng trái tim trước nhất. Tha thứ nhau cũng vì trái tim muốn thế. Và muốn cống hiến khi trái tim biết dựng lên thành hình ngọn lửa. Trái tim nói rất nhiều điều. Không có đúng hay sai trong những điều trái tim nói. Chỉ có nên hay không nên, cần hay không cần. Và xác tín bằng nhịp đập của trái tim. Nhịp đập ấy không biết nói dối. Nếu ai không biết nghe, không nghe thấy trái tim mình nói thì người đó thật bất hạnh và thiệt thòi. Vì cuộc sống không phải chỉ có 2 cực đúng/sai, tốt/xấu,... Cuộc sống còn biết bao điều hoang hoải giữa hai bờ tốt/xấu, giữa ranh giới đúng/sai. Trái tim biết ta là ai và ta muốn là ai?
Trái tim kỳ diệu là thế, nói nhiều là thế, hữu dụng là thế! Vậy thì hãy biết trân trọng, lắng nghe và gượng nhẹ với trái tim!
Gượng nhẹ với trái tim vì trái tim người mong manh lắm!
Đừng để sân hận bóp nghẹt trái tim mình
Đừng để lợi danh ru ngủ trái tim mình
Đừng để những mưu cầu khiến trái tim câm lặng 
Đừng để đám đông hay lý trí áp đặt nhịp đập trái tim mình
Và đừng để cả những sự thật trần trụi làm trái tim bị tổn thương không hoàn nguyên được.
Điều đó không phải là chúng ta chạy trốn sự thật trần trụi. Chỉ là khi ta nhận ra thần tượng của mình không hoàn mỹ như ta nghĩ thì hãy tôn trọng sự thật đó nhưng đừng vì nó mà đạp đổ tòa lâu đài ta đã từng xây.
+Là khi ta nhận ra người ta tin tưỡng nhất đã bội phản thì cũng đừng vì thế mà xóa bỏ toàn bộ database giữa ta và người đó
+Là khi ta đang dành hết trái tim cho một người rồi bỗng dưng ta nhận ra rằng người đó không xứng đáng với trái tim mình thì cũng đừng vì thế mà gõ phím delete all những gì thuộc về người đó
Trái tim cần gượng nhẹ
Để đau đớn không làm biến dạng trái tim