Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Mượn vở


Chào các bạn

Đang quét dọn phòng, nhìn ra hành lang thấy em Sapiel và em Cuba học trò cũ ở Lưu Trú sắc tộc, hai em ngạc nhiên khi thấy mình ở đây, hai em không ngờ mình đã đổi về đây rất gần Buôn các em, hai Buôn nối nhau bởi một cây cầu.
Mình hỏi các em đậu tốt nghiệp rồi giờ đang làm gì? Các em cho biết hiện tại đang ở nhà giúp gia đình. Nghe vậy mình cũng rất tiếc cho hai em nhưng vì hai em đều là con út, bố mẹ các em đã già nên họ rất cần các em lo việc nương rẫy cho gia đình.
Nói chuyện với hai em được một lúc thì em Cuba nhìn mình em cười cười và hỏi cô còn nhớ chuyện của em không? Mình cũng cười và nói với em chuyện của em cô làm sao quên được và cả ba cùng cười vui vẻ vì trong chuyện này cũng có tội của em Sapiel nữa.
Năm đó hai em cùng học lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường này nằm sát nhà Lưu Trú cùng chung một bờ tường. Các em thuộc hai trong số bốn em học sinh Cấp III học hệ Phổ Thông trong nhà Lưu Trú.
Hai em rất thân nhau, em Sapiel ngoan và chăm học hơn em Cuba. Nhưng kết quả Học Kỳ I của hai em chỉ đạt được học sinh trung bình. Mình động viên hai em cố gắng để học kỳ II được học sinh tiên tiến, mình động viên vậy thôi chứ không hy vọng vì các em sắc tộc học hệ Phổ Thông được học sinh trung bình đã là mừng lắm rồi. Hơn nữa cả lớp học của các em bên Trường đa số là người kinh mà hết 2/3 lớp là học sinh yếu kém, các em là học sinh sắc tộc được học sinh trung bình mình biết các em cũng đã cố gắng rất nhiều.
Và rồi ngày kết thúc năm học cũng đã đến, chiều đó các em xin mình đi dự Lễ Tổng Kết bên Trường. Khi về mình thấy em Cuba về trước, em vào thưa với mình em đã về. Mình nhìn thấy em cầm một số vở mới mình hỏi em vở đâu vậy? Em nói với mình nhà Trường cho. Nghe em nói mình ngạc nhiên quá vì mình biết kết quả cuối năm học em Sapiel được lên lớp, còn em Cuba thì phải thi lại một môn cho nên mình hỏi lại em: Sao lại nhà Trường cho? Em nói: Ai cũng được như vậy cả. Thấy em quả quyết như vậy mình cho em về phòng.
Lát sau em Sapiel về, mình cũng thấy em cầm một số vở mới mình hỏi em vở đâu vậy? Em nói với mình nhà Trường cho. Mình hỏi em ai cũng được cả phải không? Em nói với mình chỉ có những ai được lên lớp mới có. Mình nói với em sao mình thấy em Cuba cũng có. Em im lặng một chút sau đó em nói: Bạn Cuba nói cho bạn mượn mấy cuốn để bạn thấy bạn còn mắc nợ phải trả, và như vậy sang năm bạn phải cố gắng học hơn để có vở nhà trường mà trả cho em.
Mình cho gọi em Cuba qua phân tích cho em biết đúng sai khi em nói dối mình…
Và những năm học kế tiếp em đã nỗ lực rất nhiều để hôm nay em đã đậu tốt nghiệp và nhớ về một kỷ niệm khó quên của tuổi học trò.
Cách mượn sách để tự nguyện kiên trì học để được vở trả nợ này thật là lòng vòng khó hiểu. Nhưng rõ ràng là nó công hiệu.
Matta Xuân Lành

Đường xa vạn dặm…


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết không nhiều về mẹ. Có thể kể: “Lời mẹ ru”, “Ca dao mẹ” và đặc biệt là “Đường xa vạn dặm”.

Bài hát nói về sự chia ly đớn đau vĩnh viễn khi người mẹ rời bỏ đứa con mình rất đỗi yêu thương (nhưng có bà mẹ nào mà không thương con đâu nhỉ?)
Thành thử cuộc chia ly không còn là của riêng nhạc sĩ với người mẹ yêu dấu của mình, mà đã trở thành nỗi đau chung cho tất cả những người con phải xa mẹ.
Sinh thời, nhạc sĩ TCS là người con rất có hiếu và anh rất gắn bó với mẹ. Anh kể, hầu như tất cả những ca khúc anh sáng tác, mẹ anh chính là người thưởng ngoạn đầu tiên.
Ngay khi mẹ mất, anh đã viết ca khúc “Đường xa vạn dặm” và nhủ rằng chỉ viết riêng cho mẹ.
Sau tang lễ mẹ, anh hát và đã đốt bài hát nhưng bạn bè anh đã giữ lại được.
Cảm ơn những người bạn của TCS, để hôm nay chúng ta vẫn còn một khúc ca hay, mỗi dịp Vu Lan lại nghe và nhớ về mẹ, dù buồn như tiếng xé lòng

Đo lường chiều sâu tâm linh của bạn


Chào các bạn,

Chúng ta thường hỏi:
- Tôi đã Thiền đến đâu?
- Tôi đã yêu Chúa đến đâu?
- Tôi đã tư duy tích cực đến đâu?
Tất cả mọi câu hỏi như thế đều được trả lời bằng một câu hỏi khác: “Tôi đã tĩnh lặng đến mức nào trong liên hệ với mọi người mọi việc quanh tôi?”
Nếu bạn bức xúc, gây hấn, gây lộn, tranh chấp, hơn thua, tranh giành, hay kể cả âm thầm hậm hực, về ai đó hay việc gì đó trong ngày, thì câu trả lời là “Không”—tôi chưa Thiền đến mức, tôi chưa yêu Chúa đến mức, tôi chưa tư duy tích cực đến mức…
Các bạn, chúng ta đọc đủ mọi kinh sách trên trời dưới đất, nhưng vấn đề chỉ giản dị có vậy: Ta tĩnh lặng đến đâu trong đời sống hàng ngày, với đủ thứ vấn đề từ người chung quanh (đồng nghiệp, anh chị em, người đi đường…) đến sự vật chung quanh (kẹt đường, lụt lội, đường xá bẩn thỉu…).
Nếu bạn căng, bức xúc, bực mình, hay stress… là bạn chưa đến mức—chưa Thiền đến mức, chưa yêu Chúa đến mức, chưa tư duy tích cực đến mức…
Các bạn có thể theo những trường phái tâm linh khác nhau, nhưng nếu bạn đi đúng đường, đích điểm chỉ là một: Tĩnh lặng. Tĩnh lặng trong tiếp xúc với mọi người, mọi vật, mọi sự trong ngày.
Hãy dùng tĩnh lặng để đo mức độ tâm linh của bạn.
Mến,
Hoành
© copyright 2012
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

GIẤC MƠ



Mục sư Martin Luther King có một câu nói nổi tiếng : “I have a dream” (Tôi có một giấc mơ) trong bài diễn văn cùng tên được đọc tại Đài tưởng niệm Lincoln vào ngày 26 tháng 08 năm 1963. Ông mơ về một nước Mỹ mà nơi đó người da trắng và da đen có thể sống chung hòa hợp và bình đẳng với nhau.
Câu nói và bài diễn văn này gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh không biết mệt mỏi, sợ hãi và không khoan nhượng của Martin Luther King. Ông dấn thân cho “giấc mơ” này với niềm xác tín mãnh liệt : vì nó là giá trị nhân văn và là một trong những yếu tố làm nên phẩm giá con người. Hôm nay nhiều người biết tới ông với danh ngôn nổi tiếng này cũng như với cuộc đời dấn thân cho giấc mơ của ông. Quả thật, giấc mơ này đã vượt khỏi phạm vi cá nhân của Martin Luther King để trở thành giấc mơ của nước Mỹ và của toàn nhân loại qua mọi thời.
“I have a dream” không phải là một thứ giấc mơ thần tiên, lãng mạn và siêu thực, nhưng là một giấc mơ đi từ một thực tại nhân sinh. Nó xuất phát từ kinh nghiệm về những gì xâu xé con người : quyền lực, sự phân biệt chủng tộc và địa vị xã hội. Giấc mơ không chỉ mang tính thi ca mà còn là một cuộc sống chất chứa nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau : hoan hỷ, sầu não, ai oán, cùng cực ….  
“I have a dream” (Tôi có một giấc mơ) xem chừng như rất đơn giản nhưng nhân loại cho tới hôm nay lại còn phải nhọc nhằn từng bước lê trên con đường tới “giấc mơ”. “I have a dream” hoàn toàn không có gì quyến rũ : nó là con đường của sự hy sinh và của tình liên đới xóa bỏ sự khác biệt chính kiến, văn hóa, tôn giáo và màu da. Hơn nữa, nó còn là giấc mơ của “kẻ phản loạn” chống lại những lợi ích và ý chí thống trị của những kẻ mạnh. Chính vì thế “giấc mơ” là con đường ghồ ghề, cam go và nguy hiểm tính mạng cho bất cứ ai dấn thân trên con đường này. Những gì đang xảy ra đây đó, hôm qua và hôm nay, cho ta thấy rõ điều đó mà không cần lời giải thích. Khi “giấc mơ” đi ngược lại những mơ ước của các nhóm đặc quyền đặc lợi nó trở thành “kẻ phản động”.
Đã 49 năm tròn trôi qua, nhưng giấc mơ của Martin Luther King cũng là giấc mơ của chúng ta hôm nay. Ai không có trong mình một “giấc mơ” là không ý thức về cuộc sống của chính mình và của những người khác.
Trần Văn Khuê, aa

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Bài học "Đức tin" mẹ dạy


Mở đầu những bài văn viết về người mẹ, người ta thường viết rằng: “Trái tim mẹ là kì quan tuyệt vời nhất…” hay “Tình mẹ là đại dương bao la…” v.v... Quả thật, kì quan, đại dương đều là những điều vĩ đại, lớn lao và có lẽ tình mẹ đối với nhiều người là như thế. Nhưng với con thì khác và con cũng sẽ chẳng bao giờ diễn tả tình yêu của mẹ đối với con bằng những mỹ từ ấy. Vậy nên, con xin phép được mở đầu bài viết này bằng một câu: “Tình yêu mà mẹ dành cho con nhỏ bé, bình thường lắm!”

Đúng vậy, suốt mười ba năm nay, con đã sống trong sự nhỏ bé và bình thường ấy. Thật kì lạ phải không mẹ? Nhưng thử nghĩ xem những việc làm của mẹ như lặng lẽ đắp chăn, chỉnh tư thế ngủ cho con, xoa đầu khen ngợi, ủi từng cái áo, nấu từng bữa ăn đạm bạc … có phải là những việc rất đỗi bình thường, bé nhỏ không? Đúng, đó là những việc chẳng có gì lớn lao và cũng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu những việc đó không lặp đi lặp lại mỗi ngày, mỗi đêm trong mười ba năm qua.
Mười ba năm là khoảng thời gian quá dài để những việc đó trở thành thông lệ trong cuộc sống của con. Hay lại là một chặng đường quá ngắn để mẹ tin rằng con đã lớn khôn. Và rồi mẹ vẫn cứ thế, vẫn quan tâm từng thứ nhỏ nhặt của con, vẫn nhìn con với ánh mắt âu yếm như nhìn đứa con gái bé bỏng ngày nào, vẫn lo lắng mỗi khi con qua đường, mỗi khi con đi đâu đó một mình mà không có mẹ… Có lúc con tự hỏi, mẹ có cần phải suy nghĩ, bận tâm những thứ tầm thường, bình dị như thế không? Và đôi lúc, con đã phải bực mình vì điều đó. Bực chứ! Bực vì mẹ vẫn coi con là đứa con nít, mặc dù năm sau con đã lên lớp 9. Bực chứ! Bực vì mỗi lần xin mẹ đi đâu, mẹ đều gặng hỏi kĩ càng. Bực vì lúc nào mẹ cũng lặp đi lặp lại cái điệp khúc: phải ăn uống đầy đủ, học hành chăm chỉ… Bực vì rất rất nhiều thứ. Thế nhưng, không bao giờ con có thể giận mẹ quá một ngày, bởi con vẫn biết rằng tất cả cuộc sống của con là những gì quý nhất trong cuộc đời mẹ. Và mẹ có biết không, đối với con, mẹ cũng chính là cả thế giới này đấy.
Nhưng cuộc sống lại chẳng luôn tử tế với con như mẹ. Sóng gió luôn ập đến mái ấm gia đình mình, lấy mất của con sự ngây thơ, hồn nhiên vốn có. Để rồi đã có lúc, con trở nên lạnh lùng, bàng quan trước mọi sự. Con tung bay trong cuộc đời như cánh chim non không nơi nương tựa. Con phó mặc cho cuộc sống cuốn mình theo danh lợi, những thú vui vô bổ… Và mẹ vẫn âm thầm bên cạnh con, vẫn cứ là một chỗ dựa vững chắc cho con, dù con đã vấp phạm bao lỗi lầm. Con đã vô tình quên rằng những mất mát con phải gánh chịu chẳng là gì so với những đau khổ mà mẹ đã phải trải qua. Rồi mẹ nói với con rằng, mẹ đã vượt qua được tất cả là nhờ có Chúa. Đấng mà tưởng chừng con đã quên mất sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống với đầy những cám dỗ này.
Mặc dù ngay từ nhỏ, con đã được tiếp xúc với các sinh hoạt ở nhà thờ nhưng dường như theo năm tháng, tình yêu của con đối với Chúa đã bị thay thế bằng lối sống theo chiều hướng thế gian. Rồi khi nhìn thấy hình ảnh mẹ, một người phụ nữ nhỏ bé lúc nào cũng phải lo toan cho gia đình, tất bật với công việc nhưng lại chẳng bao giờ quên bổn phận của mình với Thiên Chúa. Mẹ vẫn đều đặn đi lễ mỗi ngày, dạy giáo lý và làm bao công việc tông đồ… Thế là ngọn lửa nhiệt thành trong con lại được bùng cháy mãnh liệt. Con học ở mẹ, biết tìm đến Chúa khi thành công cũng như lúc gặp thất bại và biết tích cực tham gia các sinh hoạt ở nhà thờ… Mẹ đã đưa con tìm về với Chúa cũng như mẹ đã giúp con nhận biết hạnh phúc đích thực của cuộc sống là chính Chúa.
Mẹ biết không, mẹ chính là món quà đặc biệt nhất mà Chúa đã gửi tặng cho con. Con cảm tạ Chúa đã cho con người mẹ nhỏ bé nhưng làm được những việc mà không phải ai cũng có thể làm được. Đồng thời con cũng cảm ơn mẹ đã giúp con đến gần Chúa và yêu Chúa hơn. Bài học đức tin mà mẹ dạy con là chính cuộc sống của mẹ. Và ước mơ lớn lao nhất của con lúc này là được trở thành một giáo lý viên như mẹ, một người vợ như mẹ và là một người mẹ bình thường như mẹ. Mẹ yêu dấu của con ơi!

http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20120827/17989

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau



Tác giả: Anthony De Mello
Việt dịch: Phạm Thu Hương


Nhưng đó là tất cả những gì mà các ẩn tu huyền bí trong quá khứ đã nói với chúng ta. Tôi không nói rằng “tôi đối tượng”(“me”), cái tôi bị điều kiện hóa, sẽ nhờ gì đó mà không rơi vào mô thức thông thường của nó. Đó là cách chúng ta bị điều kiện hóa.


Nhưng câu hỏi đặt ra là ta có thể nghĩ đến việc sống một cuộc đời mà hoàn toàn chỉ có một mình, sẽ chẳng phụ thuộc vào bất cứ ai không.
Tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau về mọi thứ, phải vậy không? Chúng ta phụ thuộc vào người bán thịt, người bán bánh mì, nhà sản xuất giá đỡ nến. Phụ thuộc lẫn nhau. Đó là điều tốt!
Chúng ta thiết lập xã hội theo cách này, chúng ta giao những trách nhiệm khác nhau cho những người khác nhau vì lợi ích của tất cả mọi người, để chúng ta sẽ hoạt động tốt hơn và sống có hiệu năng hơn – ít nhất đó là điều chúng ta hy vọng.
Tuy nhiên, phụ thuộc tâm lý lẫn nhau – phụ thuộc cảm xúc lẫn nhau – điều đó ngụ ý gì? Có nghĩa là vì hạnh phúc của mình mà tôi vào phụ thuộc người khác.
Hãy suy nghĩ về điều đó. Bởi nếu bạn làm thế, thì điều tiếp theo mà bạn sẽ làm, dù bạn có nhận thức được điều đó hay không, là ĐÒI HỎI người khác góp phần vào hạnh phúc của chính bạn. Khi đó sẽ có một bước kế tiếp – là sự sợ hãi, sợ mất mát, sợ bất hoà, sợ bị từ chối, sợ chỉ huy lẫn nhau.
Tình yêu hoàn hảo xua tan nỗi sợ hãi. Ở đâu có tình yêu, ở đó không có đòi hỏi, không có kỳ vọng, không có sự phụ thuộc.
Tôi không yêu cầu bạn làm cho tôi hạnh phúc, hạnh phúc của tôi không nằm trong bạn. Nếu bạn rời tôi, tôi sẽ không cảm thấy tiếc cho bản thân mình, tôi rất thích cùng đi với bạn, nhưng tôi không níu lấy bạn.
Tôi thưởng thức nó trên cơ sở không bám víu. Những gì tôi thực sự thích không phải là bạn, đó là một cái gì đó còn lớn hơn cả bạn và tôi. Tôi đã phát hiện ra điều đó, đại khái giống như một buổi hoà nhạc giao hưởng, giống như dàn nhạc đang chơi một giai điệu trong sự hiện diện của bạn, nhưng khi bạn ra đi, dàn nhạc vẫn không ngừng lại.


Khi tôi gặp một người khác, dàn nhạc chơi một giai điệu khác, cũng thú vị không kém. Và khi tôi chỉ có một mình, họ cũng tiếp tục chơi. Một vốn tiết mục tuyệt vời và dàn nhạc chẳng bao giờ ngừng cả.
Đó là tất cả những gì về tỉnh thức. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta đang bị thôi miên, bị tẩy não và ngủ mê.


Hỏi điều này có vẻ đáng sợ, nhưng liệu bạn có thể nói yêu thương tôi nếu bạn cứ dính bám vào tôi và không để cho tôi đi không? Nếu bạn sẽ không để cho tôi được tự nhiên? Liệu bạn có thể nói yêu thương tôi nếu khi bạn cần tôi về mặt tâm lý hay tình cảm cho hạnh phúc của bạn?
Điều này chỏi lại với lời dạy phổ biến của mọi Kinh Thánh, mọi tôn giáo, mọi ẩn tu huyền bí. “Sao mà chúng ta lại không thấy nó trong suốt bao nhiêu năm qua?” Tôi có nói với bản thân mình nhiều lần: “Làm thế nào mà tôi lại không thấy nó?”
Khi bạn đọc những điều cơ bản trong Kinh Thánh, bạn bắt đầu tự hỏi: Liệu người đàn ông này có điên không? Nhưng sau một thời gian, bạn bắt đầu nghĩ mọi người đều bị điên.
“Trừ khi bạn ghét cha mẹ, anh chị em, trừ khi bạn không thừa nhận và từ bỏ mọi thứ mà bạn có, bạn không thể thành đệ tử của tôi.”
Bạn phải buông rơi mọi thứ. Không chỉ là sự từ bỏ vật chất, bạn hiểu mà, chuyện đó dễ dàng thôi. Khi ảo tưởng của bạn buông rơi, cuối cùng bạn sẽ chạm với thực tế, tin tôi đi, bạn sẽ chẳng bao giờ cô đơn nữa, chẳng bao giờ nữa.
Có bầu có bạn không được chữa được sự cô đơn. Cô đơn chỉ được trị bằng cách tiếp xúc với thực tế. Ồ, tôi có rất nhiều để nói về điều đó.
Tiếp xúc với thực tế, buông rơi những ảo tưởng, hãy tiếp xúc với thực tế. Bất kể nó là thứ gì, nó cũng không có tên. Chúng ta chỉ có thể biết được nó bằng cách buông rơi những thứ không có thực.
Bạn chỉ có thể biết được cô đơn là thế nào khi bạn buông rơi những níu kéo của bạn, khi bạn buông rơi sự phụ thuộc của bạn.
Nhưng bước đầu tiên để hướng tới điều đó là bạn phải nhìn thấy nó đáng được ao ước. Nếu bạn không nhìn thấy nó đáng được ao ước, thì làm thế nào mà bạn có thể đến gần nó được?
Hãy nghĩ về nỗi cô đơn trong bạn. Có bao giờ sự có mặt của bạn bè làm mất nó được không? Đó chỉ phục vụ để làm quên mà thôi. Còn bên trong thì trống rỗng, phải không? Và khi sự trống rỗng đó trồi lên thì bạn sẽ làm gì? Bạn chạy đi bật tivi, bật radio, đọc sách, đi tìm bạn bè, tìm sự vui chơi, tìm những gì làm quên. Tất cả mọi người đều làm điều đó. Ngày nay, điều đó đã trở thành một ngành kinh doanh lớn, một ngành công nghiệp được tổ chức để làm chúng ta quên và tiêu khiển chúng ta.
Hết.
Phạm Thu Hương dịch

We All Depend Upon Each Other

But it’s what all the mystics in the past have been telling us. I’m not saying that “me,” the conditioned-self, will not sometimes fall into its usual patterns. That’s the way we’ve been conditioned. But it raises the question whether it is conceivable to live a life in which you would be so totally alone that you would depend on no one.
We all depend on one another for all kinds of things, don’t we? We depend on the butcher, the baker, the candlestick maker. Interdependence. That’s fine! We set up society this way and we allot different functions to different people for the welfare of everyone, so that we will function better and live more effectively — at least we hope so. But to depend on another psychologically — to depend on another emotionally — what does that imply? It means to depend on another human being for my happiness.
Think about that. Because if you do, the next thing you will be doing, whether you’re aware of it or not, is DEMANDING that other people contribute to your happiness. Then there will be a next step — fear, fear of loss, fear of alienation, fear of rejection, mutual control. Perfect love casts out fear. Where there is love there are no demands, no expectations, no dependency. I do not demand that you make me happy; my happiness does not lie in you. If you were to leave me, I will not feel sorry for myself; I enjoy your company immensely, but I do not cling.
I enjoy it on a non-clinging basis. What I really enjoy is not you; it’s something that’s greater than both you and me. It is something that I discovered, a kind of symphony, a kind of orchestra that plays one melody in your presence, but when you depart, the orchestra doesn’t stop. When I meet someone else, it plays another melody, which is also very delightful. And when I’m alone, it continues to play. There’s a great repertoire and it never ceases to play.
That’s what awakening is all about. That’s also why we’re hypnotized, brainwashed, asleep. It seems terrifying to ask, but can you be said to love me if you cling to me and will not let me go? If you will not let me be? Can you be said to love me if you need me psychologically or emotionally for your happiness? This flies in the face of the universal teaching of all the scriptures, of all religions, of all the mystics. “How is it that we missed it for so many years?” I say to myself repeatedly “How come I didn’t see it?” When you read those radical things in the scriptures, you begin to wonder: Is this man crazy? But after a while you begin to think everybody else is crazy. “Unless you hate your father and mother, brothers and sisters, unless you renounce and give up everything you possess, you cannot be my disciple.” You must drop it all. Not physical renunciation, you understand; that’s easy. When your illusions drop, you’re in touch with reality at last, and believe me, you will never again be lonely, never again. Loneliness is not cured by human company. Loneliness is cured by contact with reality. Oh, I have so much to say about that. Contact with reality, dropping one’s illusions, making contact with the real. Whatever it is, it has no name. We can only know it by dropping what is unreal. You can only know what aloneness is when you drop your clinging, when you drop your dependency. But the first step toward that is that you see it as desirable. If you don’t see it as desirable, how will you get anywhere near it?
Think of the loneliness that is yours. Would human company ever take it away? It will only serve as a distraction. There’s an emptiness inside, isn’t there? And when the emptiness surfaces, what do you do? You run away, turn on the television, turn on the radio, read a book, search for human company, seek entertainment, seek distraction. Everybody does that. It’s big business nowadays, an organized industry to distract us and entertain us.
The end.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Hinh anh giup he o Gx Loc-Tan va Loc-Thanh

Xin mời nhấp chuột vô đường link dưới đây:

https://picasaweb.google.com/paulcong1978/HinhGiupHeOLocThanhVaLocTan?authkey=Gv1sRgCLrJ6PHx-q_6Mg.

Hộ giáo-Các Luận Chứng về Sự Hiện Hữu của Thiên Chúa


Nhiều người, cả người tín hữu lẫn người vô tín, nghi ngờ về việc sự hiện hữu của Thiên Chúa có thể được chứng minh hoặc ngay cả bàn luận đến. Nhưng không ai có thể nghi ngờ một cách hữu lý việc lưu tâm đến các luận chứng này có một vị trí nhất định trong bất kỳ cuốn sách về hộ giáo nào. Đó là bởi rất nhiều người tin rằng những luận chứng như thế là điều có thể, và một số trong các luận chứng đó thực sự hữu hiệu.
Họ cũng tin rằng một luận chứng hợp lý và hiệu quả về sự hiện hữu của Thiên Chúa là bước quan trọng đầu tiên trong việc mở ra cho tâm trí khả thể đi đến niềm tin.
Bạn có thể không cảm thấy rằng các luận chứng này có giá trị thực sự đối với bạn. Bạn có thể may mắn có được một cảm thức sống động về sự hiện diện của Thiên Chúa – bạn phải biết ơn sâu xa về điều này. Nhưng đó không có nghĩa là bạn không có nghĩa vụ phải suy nghĩ về những luận chứng. Vì nhiều người không được may mắn như thế. Những luận chứng này được dành cho họ – hay ít nhất một số người trong nhóm họ – để họ có được một loại trợ giúp mà họ thực sự cần đến. Thậm chí bạn cũng có thể được yêu cầu cung cấp cho họ trợ giúp đó.
Luận chứng về Nguyên nhân tác thành
Chúng ta nhận thấy rằng một số sự vật làm cho những sự vật khác hiện hữu (bắt đầu hiện hữu, tiếp tục hiện hữu, hoặc cả hai). Ví dụ, một người chơi đàn piano là nguyên nhân gây ra âm thanh mà chúng ta nghe thấy. Nếu anh ta dừng lại, thì âm thanh cũng dừng.
Bây giờ câu hỏi được đặt ra là: Phải chăng mọi vật hiện hữu hiện tại là do tác động của những sự vật khác? Giả sử điều này đúng, nghĩa là, giả sử rằng không có Hữu thể không có nguyên nhân, tức là không có Thiên Chúa thì không có gì tồn tại cả. Theo thuyết không có Thiên Chúa, tất cả mọi sự vật cần phải có một nguyên nhân hiện tại nằm bên ngoài bản thân chúng để tồn tại. Vì thế, ngay lúc này đây, tất cả mọi sự vật, bao gồm tất cả những sự vật mà chúng làm cho những sự vật khác hiện hữu, cần phải có một nguyên nhân. Chúng chỉ có thể cho sự hiện hữu bao lâu chúng nhận sự hiện hữu. Do đó, dựa trên giả thuyết này, mọi sự vật hiện hữu cần được làm cho hiện hữu.
Nhưng điều gì là nguyên nhân cho mọi sự vật hiện hữu? Vượt khỏi mọi sự vật hiện hữu thì chỉ có thể là hư không. Nhưng điều đó là vô lý: vì tất cả mọi thực tại là phụ thuộc – nhưng lại không phụ thuộc vào cái gì sao? Như thế, giả thuyết mọi hữu thể đều có nguyên nhân, rằng không có Hữu thể Không có nguyên nhân, là vô lý. Vì vậy, phải có một cái gì đó không có nguyên nhân, một cái gì đó mà tất cả mọi sự vật cần có một nguyên nhân tác thành hiện hữu tùy thuộc vào nó.
Sự hiện hữu giống như một món quà được trao ban từ nguyên nhân đến kết quả. Nếu không ai có quà tặng thì món quà không thể truyền đến một chuỗi những người nhận, dù chuỗi đó dài hay ngắn. Nếu mọi người phải mượn một cuốn sách nào đó, nhưng không ai thực sự nó, thì không ai sẽ nhận được nó bao giờ cả. Nếu không có Thiên Chúa, Đấng có sự hiện hữu bởi tự bản chất đời đời riêng của Ngài, món quà hiện hữu không thể được truyền xuống chuỗi các thụ tạo và chúng ta không bao giờ có thể nhận được nó. Nhưng chúng ta lại nhận được nó; chúng ta hiện hữu. Như vậy phải có một Thiên Chúa: một Hữu thể Không nguyên nhân, Đấng không phải nhận sự hiện hữu như chúng ta – và như mọi mắc xích khác trong chuỗi những người nhận.
Luận chứng về Thiết Kế
Các luận chứng về Thiết Kế có sức lôi cuốn lớn lao và lâu dài. Hầu hết mọi người thừa nhận rằng việc suy tư phản tỉnh về trật tự và vẻ đẹp của thiên nhiên đụng chạm đến phần rất sâu thẳm bên trong chúng ta. Nhưng liệu rằng trật tự và vẻ đẹp đó có là sản phẩm của một thiết kế thông minh và có chủ đích? Đối với những người theo thuyết hữu thần thì câu trả lời là đúng như thế. Các luận chứng cho sự thiết kế là những nỗ lực biện hộ cho câu trả lời này; cho thấy tại sao nó là câu trả lời hợp lý nhất được đưa ra. Các lập luận này được xây dựng trong những cách thức cũng đa dạng phong phú như kinh nghiệm mà ở đó chúng được bắt rễ. Điều sau đây cho thấy điểm cốt lõi hay cái nhìn trọng tâm.
1. Vũ trụ này tỏ lộ một lượng tính khả tri và khôn ngoan lớn lao đến kinh ngạc, cả bên trong những sự vật chúng ta quan sát và trong cách thức những sự vật này liên quan đến những sự vật khác ngoài chúng. Nghĩa là: cách mà chúng hiện hữu hay đồng hiện hữu cho thấy một trật tự phức tạp đẹp đẽ và đều đặn ngay cả những người quan sát tầm thường nhất cũng phải ngất ngây. Chính quy luật trong tự nhiên đối với nhiều hữu thể khác nhau làm việc cùng nhau đưa đến cùng một mục đích có giá trị – ví dụ – các cơ quan trong cơ thể làm việc cho sự sống và sức khỏe của chúng ta.
2. Hoặc trật tự khả tri này là sản phẩm của sự ngẫu nhiên hoặc là của một thiết kế thông minh.
3. Không phải ngẫu nhiên. Vì cái kém hơn (không trật tự) không thể làm nên cái tốt hơn (trật tự)
4. Do đó vũ trụ là sản phẩm của một thiết kế thông minh.
5. Thiết kế này chỉ đến từ một thượng trí, một nhà thiết kế.
6. Do đó vũ trụ là sản phẩm của một Nhà thiết kế thông minh.
Câu hỏi: Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu cái trật tự chúng ta kinh nghiệm được chỉ là một sản phẩm của trí óc chúng ta? Cho dù chúng ta không thể nghĩ được, hay nhìn được trong tâm trí mình tình trạng hỗn mang và mất trật tự cao độ nơi thực tại,  thì thực tại vẫn có thể là rất hỗn mang và mất trật tự thì sao?
Trả lời: Trí óc của chúng ta là phương tiện duy nhất ngang qua nó chúng ta có thể hiểu biết về thực tại. Chúng ta không có cách nào khác. Nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng có những cái không thể tồn tại trong tư tưởng chúng ta, thì không thể đi tiếp và nói rằng nó có thể tồn tại trong thực tế. Khi đó chúng ta sẽ nghĩ về điều mà chúng ta khăng khăng là không thể được nghĩ đến.
Luận chứng Kalam
Từ Kalam trong tiếng Ả Rập nghĩa đen là “diễn thuyết,” nhưng nó biểu thị một loại thần học thuộc lãnh vực triết học nào đó – chứa đựng những chứng minh cho rằng thế giới này không thể có từ muôn thuở, vì thế nó phải được Thiên Chúa tạo nên. Kiểu chứng minh này có sức lôi cuốn lớn lao và lâu đời cho người Kitô hữu lẫn người Hồi giáo. Hình thức của nó thì đơn giản và dễ hiểu.
1. Bất cứ cái gì bắt đầu tồn tại đều có một nguyên nhân để nó đi vào hiện hữu.
2. Vũ trụ đã bắt đầu tồn tại.
3. Vì vậy, vũ trụ có một nguyên nhân để nó đi vào hiện hữu.
Chúng ta thừa nhận tiền đề đầu tiên. (Hầu hết mọi người (ngoại trừ những người trong nhà thương điên), thậm chí cả người vô học, xem nó không chỉ đúng nhưng chắc chắn và hiển nhiên đúng.)
Tiền đề thứ hai có đúng không? Phải chăng vũ trụ – tập hợp mọi sự vật bị giới hạn bởi không gian và thời gian – đã bắt đầu tồn tại? Tiền đề này gần đây đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ khoa học tự nhiên – từ cái gọi là vũ trụ luận Big Bang. Nhưng cũng có những tranh luận triết học ngay trong chính sự ủng hộ đó. Liệu rằng một nhiệm vụ vô hạn có bao giờ có thể được thực hiện hoặc hoàn tất hay không? Để đạt được một mục đích nhất định, nếu có nhiều vô cùng những bước phải đứng trước đó, thì có thể đến bao giờ mới đạt được mục đích? Tất nhiên câu trả lời là không, không ngay cả với một thời gian vô hạn. Vì một thời gian vô hạn sẽ không có kết thúc, tương tự như các bước. Nói cách khác, không bao giờ đạt được mục đích. Nhiệm vụ sẽ không bao giờ hoặc có thể bao giờ được hoàn tất.
Nếu vũ trụ luôn luôn đã là như thế, thì nó có từ muôn thuở. Nếu nó có từ muôn thuở, thì một lượng vô hạn về thời gian sẽ phải đã trôi qua trước ngày hôm nay. Và vì vậy một lượng vô hạn ngày đã phải được hoàn tất – ngày này tiếp nối ngày kia, một chút thời gian được thêm vào những gì đã đi trước, để cho ngày hiện tại đến. Nhưng điều này hoàn toàn tương ứng với vấn đề nhiệm vụ vô hạn.
Luận chứng bản thể học
Luận chứng bản thể học được đưa ra bởi thánh Anselmô thành Canterbury (1033-1109). Hầu hết những người đầu tiên nghe đến nó thì bị cám dỗ bỏ ngay lập tức như là một điều khó hiểu thú vị, nhưng các nhà tư tưởng nổi tiếng của mọi thời đại, trong đó có chúng tôi, đứng lên bảo vệ nó. Đây là bằng chứng mạnh mẽ nhất thuộc lãnh vực triết học về sự hiện hữu của Thiên Chúa; vị trí danh giá của nó không phải là ở lòng mộ đạo bình dân nhưng đúng hơn là ở sách giáo khoa và tạp chí chuyên nghiệp. Chúng tôi gồm tóm nó với sự thảo luận tối thiểu, không phải vì chúng tôi nghĩ nó đáng thuyết phục hay không thể bác bỏ được nhưng vì muốn cho đầy đủ.
1. Một sự vật hiện hữu cả trong tâm trí và thực tế thì lớn hơn khi nó chỉ ở trong tâm trí.
2. Thiên Chúa là “một hữu thể mà người ta không thể nghĩ được có một cái gì lớn hơn.”
3. Giả sử rằng Thiên Chúa hiện hữu trong tâm trí nhưng không có trong thực tế.
4. Lúc đó, một cái lớn hơn Thiên Chúa có thể được nghĩ đến (cụ thể là, một hữu thể có tất cả những phẩm chất mà tư tưởng về Thiên Chúa của chúng ta thêm vào sự hiện hữu thực sự).
5. Nhưng điều này là không thể, vì Thiên Chúa là “một hữu thể mà người ta không thể nghĩ được có một cái gì lớn hơn.”
6. Do đó Thiên Chúa hiện hữu trong tâm trí và trong thực tế.
Nguyên tác: Pocket Handbook of Christian Apologetics 
Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli
Còn tiếp
 

Hồn Xác Mẹ Thiên Chúa về Trời


Có người dựa vào lời Thánh Phaolô: ''Do đó, hỡi anh em, tôi muốn nói: Thịt và máu không thể thừa hưởng Nước Thiên Chúa; cái phù du không thừa hưởng được sự trường tồn.'' (1Cor. 15, 50) để nói rằng bà Mari đã chết rồi thì làm sao chúng ta có thể thấy xác bà ấy ở trên Thiên Đàng! Hơn nữa, ''những điều mạc khải'' mà Thiên Chúa đã cho phép Mẹ nói với Nữ Tu đáng kính, Maria Agrêđa, thuộc Đan Viện Thánh Nữ Clara vào thế kỷ 17 (1), bao nhiêu phép lạ của Mẹ ở Lộ Đức, Fatima và rất nhiều nơi khác trên Thế Giới cũng chẳng có tác dụng đối với người không tôn kính Mẹ của Thiên Chúa Cứu Chuộc mặc dầu Thánh Danh Giêsu có nghĩa vừa nêu!

Chính vì các lý do ấy, dựa vào ''đạo làm người, Đạo của Chúa là Tình Yêu và Kinh Thánh'', tôi tin rằng Hồn và Xác của Mẹ được Chúa Giêsu rước về Nhà Cha của Ngài là điều hợp tình, hợp lý!
A. ĐẠO LÀM NGƯỜI
Có câu chuyện như sau: Trong kỳ thi Hoa Hậu Thế Giới tại Ấn Độ, ở vòng chung kết, còn lại hai cô mà tôi đã quên tên, xin tạm gọi là cô A và cô B. Ban Giám Khảo bịt tai hai cô để họ không thể nghe nhau. Câu hỏi như sau: ''Nếu được bay lên Vũ Trụ, cô sẽ mang theo gì?'' Cô A trả lời: ''Tôi sẽ mang theo con chó của tôi!'' Nghe vậy, khán giả đều vỗ tay nhiệt nhiệt vì nghĩ rằng cô A thương loài vật như thế, huống chi là người! Còn cô B thì nói: ''Tôi sẽ đưa mẹ tôi theo.'' Tiếng pháo tay lại vang lên, tưởng chừng không ngớt. Khán giả đứng dậy, cúi đầu, ngưỡng mộ người con có hiếu! Ai cũng xúc động, chảy nước mắt. Thế là cô B được chọn làm Hoa Hậu! Còn cô B là Á Hậu.
Người đời mà còn ước mơ đưa mẹ mình bay lên trời cao thì huống chi Con của Mẹ cũng là Thiên Chúa Toàn Năng! Chẳng có điều gì mà Chúa không làm được cho thỏa lòng Mẹ! Mẹ của người đời còn không muốn xa con của mình thì huống chi Mẹ của Chúa Cứu Thế, là Trinh Nữ được Chúa Cha cho phép gọi là ÂN PHÚC ĐẦY (Ave Gratia Plena: Réjouissez-vous, Pleine Grâce) như lời kính chào của Thiên Sứ Gabriel đến truyền tin cho Trinh Nữ sắp làm Mẹ của Thiên Chúa Ngôi Hai!
B. ĐẠO TÌNH THƯƠNG và KINH THÁNH
1. Thảo kính Cha-Mẹ
Sau ba Giới Răn dành cho THIÊN CHÚA thì Giới Răn thứ bốn là ''THẢO KÍNH CHA MẸ''! Là Con của Mẹ, Chúa Giêsu cũng nêu gương cho chúng ta là phải làm theo lời Mẹ xin rượu cho tiệc cưới, tức là xin Chúa thương đến mọi gia đình đang cần Ơn Chúa. Ngài thương người khác như thế, huống chi là Mẹ của Ngài! Nhưng chẳng lẽ Lời XIN VÂNG của Mẹ đã mở được Cửa Thiên Đàng cho MƯA ƠN CỨU CHUỘC không còn tác dụng để Thiên Chúa Ba Ngôi mở Cửa lần thứ hai mà tiếp nhận Hình Hài Trinh Nữ là Mẫu Hậu của Chúa Giêsu? Chẳng lẽ chín tháng, mười ngày trong bụng Mẹ, cảnh Mẹ bồng bế Chúa trốn sang Ai-cập vào ban đêm, lời tiên tri của Thánh Ximêon về lưỡi gươm sắt sẽ đâm thâu lòng Mẹ, ba mươi năm Mẹ nuông chiều, nuôi nấng Chúa, chăm sóc từng miếng cơm, manh áo cho Chúa, Đoạn Đường Thương Khó đưa Mẹ đến Đồi Tử Nạn để đồng tế Con Mẹ, những ngày tháng Mẹ kề cận Hội Thánh để an ủi người tin, khuyến khích họ vững lòng, bền chí và những năm tháng dài lê thê nhớ thương Hình Hài của Chúa Giêsu...cũng CHẲNG LÀ GÌ như người phàm chua chát nói: ''Trăm năm nào có gì đâu! Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!''? Chẳng lẽ Chúa Giêsu ngự trên Ngai Thiên Quốc vẫn đành lòng để Thân Xác của Mẹ phải thối tha như mắm, làm mồi cho côn trùng hay sao? Chẳng lẽ Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa cả Trời Đất, là Đấng Toàn Tri, là Tình Yêu mà lại không có hiếu với Mẹ của Ngài bằng người phàm? Người đời còn biết ướp xác mẹ mình, xây lăng, đắp mộ cho mẹ, hốt cốt của mẹ để mang theo mà chôn cất gần nơi mình cư ngụ thì huống chi là Chúa Giêsu!
2. Chỗ ở trong Nhà Cha
Chúa Giêsu phán: ''Trong nhà Cha Ta, có nhiều chỗ ở. Nếu chẳng như vậy, Ta có nói với các con: Ta đi dọn chỗ cho các con là sao? Nếu Ta đi dọn chỗ cho các con thì Ta sẽ đến lại (2) và đón các con theo Ta để Ta ở đâu, các con cũng ở đó.'' (Gioan 14, 2-3) Chúa đi dọn chỗ cho ông, bà, anh-chị-em và cho tôi! Chẳng lẽ Ngài không dọn chỗ ưu tiên một cho Đấng sinh thành, nuôi dưỡng Ngài?
3. Chỗ ở do Chúa Cha tặng
Mẹ các con ông Zêbêđê đến gặp Chúa cùng với các con của bà, và phục mình xuống xin Ngài như sau: "Xin Ngài cho hai đứa con của con được ngồi, một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài." Chúa liền nói: "Các người không biết mình xin gì! Các người có thể uống chén Ta sắp uống không? ...Chén của Ta, các ngươi sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Ta, Ta không có quyền ban, nhưng mà dành cho ai đã được Cha Ta dọn cho." Vậy thì ai là người được Chúa Cha chọn làm Đền Thờ cho Chúa Cứu Thế ngự vào lòng chín tháng, mười ngày? Ai là người có công với Chúa Giêsu hơn Mẹ Maria? Theo tôi, ngự bên hữu Chúa Cha là Chúa Con như lời tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Và sát bên Chúa Giêsu là Đức Mẹ và Dưỡng Phụ Giuse vì cả Ba Đấng là Thánh Gia Thất có một không hai, bất khả phân ly trong Nước Chúa giữa cõi đời và trên Cõi Trời!!!
4. Chỗ ở mà Chúa Giêsu thay Cha Ngài để ban
Với người gian phi cũng bị đóng đinh cạnh bên Chúa, mà Ngài còn hứa cho chỗ ở như sau: ''Hôm nay, con sẽ ở trên thiên Đàng với ta.'' (3) thì huống chi là với Thân Mẫu của Ngài!!!
5. Chúa yêu thân xác của người đời
Là bạn của Chúa, ông Ladarô đã chết và xác thì thối trong mồ, mà Chúa còn thương, cho xác ấy sống lại. Ngài còn coi trọng thân xác của mọi người thì huống chi là Hình Hài của Mẹ Maria ''có phúc trong nữ giới cho nên (4) Trái của lòng Bà cũng có phúc.'' như lời ca tụng của Bà Êlidabét!
6. Chúa Giêsu rước Mẹ về Trời như thế nào?
Kinh Thánh không nói về việc nầy. Nhưng, Thánh Phaolô lại giúp chúng ta hiểu về người chết sống lại. Đoạn văn hơi dài, tôi tạm dịch rút ngắn từ Bản Dịch của Công Giáo và Tin Lành Đức như sau:
''Nhưng ai đó sẽ hỏi: Người chết sống lại thế nào, sẽ lấy thân thể nào? Câu hỏi điên rồ! Cái mình gieo, sẽ không sống nếu nó không chết. Cái mình gieo chưa có hình thể sẽ mọc lên, mà chỉ là hạt suông, chẳng hạn hạt lúa hay thứ gì khác. Thiên Chúa cho nó hình thể như Ngài tiền định: giống nào, hình thể nấy. Nhưng vẻ đẹp của thiên thể thì khác vẻ đẹp của địa thể. Việc phục sinh của người chết cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà sống lại thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà sống lại thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà sống lại thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể thế tục, mà sống lại là thân thể siêu nhiên. Nếu có thân thể thế tục thì cũng có thân thể siêu nhiên. Người Cõi Trời ra sao thì người khác ở Cõi Trời cũng vậy. Cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người dương thế thì chúng ta cũng sẽ mặc được hình ảnh của Cõi Trời. Vì cái phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử.'' (1 Cor. 15, 35-53)
Nhưng Thân Xác của Mẹ Maria thì lại khác! Dù là thọ tạo hữu hình, Mẹ vẫn là Mẹ của các Thiên Thần bởi vì Mẹ đã được biệt chọn làm Mẹ Chúa Giêsu là Con Một của Chúa Cha!!! Cứ thắp đuốc khôn ngoan mà tìm cũng không ra thọ tạo nào khác được DIỄM PHÚC như Mẹ!!!
7. Ông Môsê và Tiên Tri Êlya hiện ra
Tin Mừng theo Thánh Mathêô 17, 1-9 kể lại việc Chúa đem theo ba đệ tử: Phêrô, Yacôbê và Gioan lên núi. Ngài tự biến hình trước mặt họ. Có hai ông Môsê và Êlya hiện ra cho họ. Như vậy, hai ông ấy mà còn được Chúa sai hiện xuống điểm hẹn, được Ngài cho mang hình hài không hư nát thì huống chi là HÌNH HÀI MẸ của Ngài! Trong Philip 3, 21, Thánh Phaolô dạy: ''Ngài sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của ta thành đồng dạng với Thân Xác vinh quang của Ngài, với quyền năng Ngài có thể bắt tất cả mọi sự quy phục Ngài.'' Nhưng Thân Xác của Mẹ không thuộc phạm trù ''khốn hèn'' như thân xác mọi người bởi vì Mẹ là Đền Thờ cho Chúa Ba Ngôi đến như lời khẳng định của Thiên Sứ Gabriel qua Tin Mừng theo Thánh Luca về Đoạn Truyền Tin!!!
8. Khải Huyền theo Thánh Gioan
Không phải ai cũng nhận được MẠC KHẢI ấy. Chỉ có Thánh Gioan là người con thừa tự đặc biệt của Mẹ để nêu gương cho chúng ta. Thánh Nhân thay Chúa mà sống với Mẹ cho nên đã hiếu thấu đáo về LỜI cũng là Thiên Chúa là nhờ có Mẹ và Chúa giải bày về nỗi gian truân bấy giờ và về sau mà Giáo Hội gặp phải.
Cho nên, Đoạn 12 của Khải Huyền được Giáo Hội chọn để đọc trong Ngày Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Mẹ về Trời. Dĩ nhiên, Mẹ Maria sinh Chúa Cứu Thế đã không phải đau đớn như phụ nữ khác vì hệ lụy của tội nguyên tổ. Nhưng, qua Khải Huyền, Mẹ là hình ảnh của Dân Tộc mới, nghĩa là Giáo Hội thời bấy giờ và hôm nay. Mẹ là Mẹ của Giáo Hội như Lời Chúa trối qua Thánh Gioan: ''Thưa Bà, này là con của Bà!'' Con thừa tự của Mẹ là chúng ta đang đau khổ, nghĩa là Mẹ đang cưu mang chúng ta cũng là Hình Ảnh Chúa Giêsu đang chịu thương khó như lời Tiên Tri Ximêon nói: ''Lưỡi gươm sắt sẽ đâm thâu lòng Bà ngõ hầu ý nghĩa của nhiều tâm hồn phải lộ ra.'' (Gioan 2, 35) Nhưng, cuối cùng, Bà khoác áo mặt trời, chân trên mặt trăng và đầu đội Triều Thiên mười hai ngôi sao sẽ thắng Con Rồng màu hung lửa, Con Rắn gọi là Quỷ, là Satan như sau: ''Và tôi đã nghe có tiếng lớn trên trời phán: "Nay đã thành sự toàn thắng, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta và quyền bính của Đấng Ngài đã xức dầu... Con Rồng tức tối Bà...''
C. Lời kết
Ai không tôn trọng Thân Mẫu của tôi, lại còn dùng đại từ ''NGƯƠI'' để nói chuyện hay thông báo điều gì đó cho đấng sinh ra tôi thì người ấy không xứng đáng là thân hữu của tôi! Và tín hữu nào không tôn kính Mẹ Chúa Cứu Thế, gọi Mẹ bằng nhiều ngôn từ phạm thượng thì người ấy không được Chúa Giêsu hài lòng và sẽ nghe Ngài kết tội vào Ngày Cánh Chung: ''Không noi gương Tông Đồ Gioan mà rước Mẹ về nhà, tức là không nghe Lời Ta đã trối trên Thập Giá. Hãy nhìn đây, HÌNH HÀI MẸ TA đang ở bên Ta! Ngài là NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG!''
+ + +
Ghi chú
1. Quý vị nào muốn biết lý do khiến Giáo Hội chọn ngày 15.8 để kính Mẹ về Trời thì vui lòng gõ vào máy hàng chữ ''Cuộc đời Đức Mẹ Maria''.
2. Chúa sẽ đến lại vào Ngày Tận Thế.
3. Nhóm Chứng Nhân Giêhôva tự ý đưa trạng từ ''hôm nay'' vào câu trước như sau: ''Quả thật, hôm nay, ta NÓI với ngươi: Ngươi sẽ Ở trên Thiên Đàng với Ta.'' để chứng minh rằng Chúa Giêsu cũng là thọ tạo, không phải là Thiên Chúa. Cho nên, linh hồn của Ngài còn ''vất vưởng'' đâu đó, chưa về Trời, để chờ ngày phục sinh!!!!!!!! Họ dùng trạng từ ''hôm nay'' làm bổ ngữ cho động từ NÓI, chứ không phải cho động từ Ở!!! Chơi chữ kiểu đó chứng tỏ họ không rành văn phạm vì chữ ''hôm nay'' nằm ở mệnh đề đầu là thừa! Thật ra, trạng từ ''hôm nay'' cũng được dùng với thì tương lai! Họ viết thế nầy: ''Truly I tell you today, You will be with me in Paradise.'' Nhưng Bản Dịch đúng thì như sau: Bản tiếng Anh: ''Truly, I say to you, today you will be with me in Paradise.'' Bản La-tinh: ''Amen dico tibi: Hodie mecum eris in paradiso.'' Bản Hy-lạp: ''Ἀμὴν λέγω σοι, σήμερον μετ' ἐμοῦ ἔσῃ ἐν τῷ παραδείσῳ.'' Cách phát âm và xin lưu ý dấu phẩy trước chữ ''sēmeron: hôm nay'' trong câu: ''amēn legō soi, sēmeron met emou esē en tō paradeisō.'' Trạng từ Hy-lạp ''sēmeron: hôm nay'' bổ nghĩa cho ''esē: sẽ ở'', chứ không phải cho ''legō'': Ta nói''!!! (Luca 23, 43)
4. Liên từ ''và'' trong câu chúc mừng của Bà Êlidabét có nghĩa: cho nên, vì thế, do đó, vì vậy...
Viết trước để kính mừng Ngày Lễ Mẹ về Trời cả Hồn và Xác.
Đức Quốc, ngày 11.8.2011

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Đi vào giấc ngủ với lời nguyện tắt


Bạn thân mến,  
WGPSG -- Ai trong chúng ta cũng cần có một giấc ngủ ngon. Thế nhưng, cuộc sống có nhiều vấn đề phức tạp làm chúng ta mất ngủ. Vì vậy, đâu phải ai cũng dễ dàng có được giấc ngủ ngon. Chúng ta thường mất ngủ. Mất ngủ càng nhiều sức khỏe và tinh thần của chúng ta càng xuống dốc. Vậy, làm thế nào để có giấc ngủ ngon? Nguyên nhân nào khiến chúng ta mất ngủ triền miên? Chúng ta cần giấc ngủ ngon để làm gì? Y khoa sẽ có nhiều lời khuyên bổ ích cho chúng ta. Bài viết này muốn khép lại chủ đề với điểm nhấn mang tính tôn giáo “Đi vào giấc ngủ ngon với lời nguyện tắt” như một cảm nhận đức tin có thật giữa đời thường.

Lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con là kẻ tội lỗi, xin thương xót con.” 
Đã từ rất lâu, cứ mỗi lần thấy khó ngủ, tôi thường đọc thầm trong tâm trí lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con là kẻ tội lỗi, xin thương xót con.” Thật kỳ lạ, lời cầu nguyện ấy như một phép lạ Chúa Giêsu thực hiện trong một khoảnh khắc rất riêng tư giữa Ngài với tôi. Khi đọc độ chừng khoảng bảy lần thì tôi đi vào giấc ngủ rất nhanh và rất ngon. Dường như có một sức mạnh vô biên đến từ tình thương của Chúa đi vào tâm hồn tôi. Lúc ấy, tôi thật sự bình an. Không còn suy nghĩ lung tung. Không còn lo lắng chuyện này chuyện nọ. Càng ngẫm nghĩ mới thấy đức tin là bí quyết đem lại sự hạnh phúc và bình an cho tâm hồn người Kitô hữu. Càng đọc càng thấy lời nguyện tắt “Lạy Chúa Giêsu, con là kẻ tội lỗi, xin thương xót con” thật huyền nhiệm và ý nghĩa biết bao!
Đi vào giấc ngủ với tâm tình tôn thờ Chúa 
Trước tiên, những lời “Lạy Chúa Giêsu…” nói lên tâm tình tôn thờ Chúa. Người Kitô hữu tôn thờ Chúa vì tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Ngài. Sự sống và tất cả những gì chúng ta đang có đều xuất phát từ Thiên Chúa. Ngài có quyền ban tặng và có quyền lấy đi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, con người ta đâu dễ dàng tôn thờ Thiên Chúa là cứu cánh của đời mình?  
Thật vậy, cuộc sống đô thị hiện đại hôm nay khiến người ta tôn thờ quá nhiều thứ. Tôn thờ tiền của vật chất. Tôn thờ sắc đẹp và lạc thú. Tôn thờ quyền lực và lợi ích bản thân v.v… Càng tôn thờ những thứ không thuộc về Thiên Chúa thì con người càng loại trừ Thiên Chúa. Càng tôn thờ những thứ như thế con người càng đánh mất tự do, đánh mất chính mình. Vì thế, con người mất ăn mất ngủ vì sợ mất tiền của, sự nghiệp và quyền lực. Bởi vậy, hạnh phúc và bình an thật sự chỉ có nơi Thiên Chúa như lời của thánh Augutinô đã cảm nhận năm xưa: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con và linh hồn con còn khắc khoải cho đến khi nào được yên nghỉ trong Chúa mà thôi.”  
Đi vào giấc ngủ với tâm tình thống hối 
Lương tâm là tiếng nói sâu thẳm trong tâm hồn con người. Nếu chúng ta đang làm việc gì đó trái với lương tâm, không đúng với luân lý và đạo lý Chúa dạy thì hậu quả sẽ như thế nào? Phải chăng đó là những dằn vặt bất an xâu xé tâm hồn? Phải chăng đó là những đêm chúng ta thức trắng trăn trở với những việc làm mờ ám và tội lỗi? Những việc làm xấu xa tội lỗi thường kéo lê cuộc đời chúng ta trong những sai lầm nghiêm trọng. Thử hỏi một người đang phạm tội trộm cắp, giết người, ngoại tình v.v… có thấy lương tâm thật sự bình yên?  
Vì thế, chúng ta chỉ thật sự ngủ ngon khi thấy lòng mình thanh thản: Tôi không nhận thấy mình đang làm điều gì sai trái và có lỗi với người khác? Tâm tình thống hối là sợi chỉ đỏ vận hành xuyên suốt đời sống mỗi Kitô hữu chúng ta. Bởi vậy, Thánh Vịnh đã có những lời thống hối thật thấm thía: “Lạy Chúa, xin mở lòng nhân hậu xót thương con; mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm” (Tv 51,1-2). Vậy, chúng ta cần xét lại lòng mình trước khi đi vào giấc ngủ: Tôi đã làm gì xúc phạm đến Thiên Chúa và có lỗi với tha nhân?  
Thay lời kết 
Bạn thân mến, có 1001 lý do mất ngủ nhưng chỉ có một cách giúp chúng ta ngủ ngon, chính là lương tâm bình an, thanh thỏa trước mặt Chúa. Những chia sẻ trên đây như là những cảm thức đức tin nhỏ bé liên hệ đến giấc ngủ ngon của mỗi Kitô hữu chúng ta. Ước mong sao bạn và tôi sẽ có được những giấc ngủ ngon để cảm nhận được sự bình an và hạnh phúc thật sự trong sâu thẳm tâm hồn mình!

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Em chỉ là nhánh cỏ ba lá….


Tam diệp thảo chỉ có ba cánh, ấy vậy nên người ta đặt cho nó cái tên "Cỏ Ba Lá". Hình như tạo hóa đã đãng trí để quên cánh thứ tư ở nẻo trời nào nên cả cuộc đời loài cỏ ấy là hành trình kiếm tìm và chờ đợi. Người ta bảo cỏ ba lá hiện thân cho đức tin. Cánh thứ nhất chứa quá khứ, cánh thứ hai chở hiện tại, cánh còn lại ẩn giấu tương lai. Mỗi mảnh lá mang một phận số và được thả vào nhân gian như gieo đức tin giữa đất lành. Mỗi ngày mới khi màn đêm vừa đi, Cỏ ba lá ngước nhìn mặt trời với khát khao duy nhất, vầng dương ơi hãy lắng nghe tiếng lòng em chân thật, nguyện làm tất cả để Cây bụi được vui.. có thể chăng ban một đoá hoa thôi, là Cây bụi sẽ có được tình yêu của ong và bướm. Cỏ ba lá nhỏ nhoi nhưng tình yêu rộng lớn, có thể làm gì để thực hiện ước mơ? Trên thảo nguyên mây trắng vẫn lững lờ, gió bay qua thì thầm…
Em đã từng nghe chuyện kể về cỏ bốn lá...bạn sẽ gặp được may mắn nếu tìm thấy một cây cỏ Bốn lá có bốn chiếc lá...Hãy hy vọng, hãy tin tưởng, hãy yêu thương, may mắn sẽ đến với bạn. Còn em đôi khi, em tưởng tượng mình là nhành cỏ Ba lá, đến trong đời để chờ đợi điều gì đó như là định mệnh. Đôi khi đi ngang qua một khu vườn lạ, em vẫn cúi xuống tìm những bông cỏ mịn, để nó trong lòng tay và đếm: một, hai, ba... Em thích đặt tên cho từng phiến lá. Mảnh cong cong viền trái tim, em gọi là yêu thương; mảnh bàng bạc một màu sương, em gọi là nhung nhớ; mảnh bị chú sâu cuốn thành kẽ nứt, em gọi là chia ly, mảnh nâu vàng sắp úa, em gọi là buồn bã; mảnh đang chấp chới trong gió, em gọi là bài ca... Mỗi nhánh cỏ biếc góp một đơn âm dịu dàng, hòa vào bản nhạc tình yêu ngân, ngân mãi...
Đôi khi, vào ngày buồn thật buồn, em thường ra phố, sà vào những gánh hàng hoa ven đường và chọn cho mình một chậu cây nhỏ xinh. Có chậu gốm màu nâu đất chứa nụ lan vàng li ti trông như họa tiết sáng được thêu khéo léo, có cốc sành chấm nước biển mang tay cầm duyên dáng, trồng sen đá với những búp xanh đang vươn lên mập mạp dặn dày và một bình lan rừng đẹp quyến rũ lạ thường.


Có chậu sứ trắng mọc khóm hoa gấm nhung biết đổi màu vào mỗi buổi trong ngày, mỗi ngày trong tháng... Thật nhẹ nhàng làm sao khi xếp chúng bên mái hiên dưới nắng, ngắm nhìn từng nỗi buồn của mình nở ân cần, thong thả. Những nỗi buồn đã đi qua và ở lại, không làm thành vết nhăn trong ký ức mà là dải mây hiền giăng xa mờ xa.
Những ngày nắng rộn rã sắc màu, những ngày mưa êm đềm lá ướt. Em muốn nâng niu những nụ hoa, bằng cách nâng niu từng nỗi buồn, nỗi vui rất đỗi mỏng mảnh của mình. Ngẫm ra em cũng chỉ là một lá cỏ, ngồi hát ca ngóng tự do...
Đôi khi, em tưởng tượng mình là nhành cỏ ba lá, sinh ra để chờ đợi một điều gì đó mà định mệnh gửi trao. Ví như lấy gió làm xác tín, em thực hiện hành trình đi tìm nhánh lá thứ tư nằm ngoài quá khứ, hiện tại, tương lai; một cánh cỏ màu xanh nhất, hái hạnh phúc về trên tay thật thà.
Em sẽ đợi tới khi một người có đôi bàn tay ấm và mịn đến bên em, ngồi xuống cạnh bàn và mỉm cười bằng mắt. Một người không hỏi em là ai, em từ đâu đến, một người biết sự im lặng của em khác với nỗi buồn và nụ cười không hẳn lúc nào cũng óng ánh giọt vui. Một người như thế, có bao giờ đi qua và dừng lại nơi em?
Dẫu thật khó để nhành tam diệp thảo bật thêm chồi non, thật khó để gặp và nhận ra "người" giữa đám đông ồn ã. Nhưng ngay cả khi cỏ bốn cánh không thành, một người không tới, thì bản thân sự kiếm tìm và chờ đợi này, đã là một điều thật đẹp. Một ngày, giắt bông hoa lên mái tóc, nắm lá cỏ thật khẽ trong tay, em thấy mình như đang chạm vào... hạnh phúc.
Phải chăng, hạnh phúc ko phải là cỏ bốn lá, bởi cỏ bốn lá rất khó tìm. Và khi tìm ngọn cỏ bốn lá, ta đã vô tình giẫm nát những ngọn cỏ 3 lá khác. Hạnh phúc của cỏ bốn lá, là thứ hạnh phúc vô vị, bởi khi tìm kiếm thứ hạnh phúc ấy ta giẫm đạp lên những thứ khác thì đó còn gì là hạnh phúc nữa? Hạnh phúc chính là cỏ ba lá - Hạnh phúc vốn rất dễ tìm và có ở khắp nơi
Đó chính là hạnh phúc - thật sự. Và em chính là nhánh cỏ ba lá trong muôn vàn những nhành cỏ khác....