Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Chân Lý

CHÂN LÝ
[Hy Lạp: aletheia; Latinh: veritas; Đức: Wahrheit; Anh: truth]
 
 
Xem thêm: Phân tích pháp, Xác tín (sự), xem-là-đúng (việc/sự), ảo tượng
 
Câu trả lời của Kant cho câu hỏi ‘chân lý là gì’ được trình bày dựa vào ‘tiêu chuẩn phổ biến và chắc chắn để biết được chân lý của một nhận thức’ (CPR A58/B82). Sau khi xem xét định nghĩa duy danh là đương nhiên về chân lý như ‘sự trùng hợp của nhận thức với đối tượng của nó’ (A 58/ B 82), ông tuyên bố rằng không thể có tiêu chuẩn phổ biến nào ‘có giá trị cho mọi nhận thức không phân biệt những đối tượng của chúng’ (A 58/ B 83). Tuy nhiên, trong khi điều này là đúng với nội dung của nhận thức, thì ta có thể xác lập một tiêu chuẩn lôgic, tiêu cực về chân lý trong chừng mực ‘những quy luật phổ biến và tất yếu của giác tính’ (A 59/ B 84) được lôgic học trình bày như là điều kiện không thể thiếu [conditio sine qua non]. Bởi lẽ, ‘cái gì mâu thuẫn lại với những quy luật ấy là sai’ (sđd) mặc dù sự trùng hợp với những quy luật này không phải là một tiêu chuẩn đầy đủ của chân lý.
 
Trong khuôn khổ phê phán ý niệm về ‘sự trùng hợp của một nhận thức với đối tượng của nó’ mang một ý nghĩa mới, đặc biệt là dưới ánh sáng tỏ tiên đề cơ sở của nó phát biểu rằng ‘những điều kiện cho khả thể của kinh nghiệm nói chung cũng đồng thời là những điều kiện cho khả thể của những đối tượng của kinh nghiệm’ (CPR A 158/ B 197). Điều này có nghĩa là những điều kiện của kinh nghiệm quyđịnh sự trùng hợp giữa nhận thức và đối tượng, hoặc như Kant nói, ‘kinh nghiệm mang lại cho ta quy luật và là nguồn suối của chân lý’ (A 318/ B 375). Những điều kiện của kinh nghiệm bao gồm những hiện tượng manglại thông qua trực quan tiên nghiệm và được tổng hợp những khái niệm tiên nghiệm thuần túy của giác tính. Vì thế, Kant mới có thể nói rằng sự tổng hợp những yếu tố này ‘như là nhận thức tiên nghiệm, lại chỉ có được chân lý (là sự trùng hợp với đối tượng) là khi nó không chứa đựng gì khác hơn là những gì tất yếu cần thiết để mang lại sự thống nhất tổng hợp của kinh nghiệm nói chung (A 158/ B 197). Điều này phải bao gồm, như Kant giải thích kỹ, ‘những điều kiện mô thức của trực quan tiên nghiệm, sự tổng hợp của trí tưởng tượng và sự thống nhất tất yếu của tổng hợp ấy trong một Thông giác siêu nghiệm’ (A 158/ B 197). Với lập luận này, Kant bác bỏ bất kỳ quan điểm nào theo thuyết Platon xemchân lý như là sự phù hợp giữa nhận thức với một ý niệm, cũng như là sự đánh đồng kiểuPlaton nào giữa cảm năng và ảo tưởng. Những hiện tượng không còn được xem xét còn như là những ảo tưởng nữa, màlà một yếutố bản chấtcủa kinh nghiệm và do đó, là của chân lý.
 
Bên cạnh nghiên cứu này về chân lý như là ‘sự phù hợp với đối tượng’ Kant cũng trình bày chân lý được trình bày dựa theo tính giá trị hiệu lực. Trong phiên bản này, chân lý được bàn luận dựa vào ‘việc xem-là-đúng’ hay tính giá trị hiệu lực chủ quan và khách quan của cácphán đoán. Có ba mức độ: tư kiến, tức cái có ý thức nhưng không đầy đủ cả về mặt chủ quan lẫn khách quan; lòng tin, tức cái có ý thức chỉ đầy đủ về mặt chủ quan như không đầy đủ về mặt khách quan; tri thức, tức cái đầy đủ cả hai mặt chủ quan lẫn khách quan và do đó sự xác tín. (CPRA 822/B 850). Tuy nhiên, quanniệm về sự đầy đủ kháchquan có thể được đưa ra để bao hàm bên trong nó định nghĩa về ‘chân lý như sự phù hợp với đối tượng (A 58/ B 82).
 
Hoàng Phong Tuấn dịch
 

 
Các chữ viết tắt tên tác phẩm của Kant”
 
- CPR: Critique of Pure Reason / Phê phán lý tính thuần túy (bản A: 1781; bản B: 1787) 
 

Loài

Loài
[Hy Lạp: genos; Latinh: genus; Đức: Gattung; Anh: genus]
 
Xem thêm: Liên tục (sự, tính), Định nghĩa, Xác định/Quy định, Bản chất, Đồng tính (sự)
 
Một loài là một “kiểu” hay “loại” và thường được dùng chung với thuật ngữ “giống” (species). Nguyên được khai triển bởi người Hy Lạp, ý niệm về loài có cả ý nghĩa bản thể học lẫn ý nghĩa lôgíc học. Ở Platon, chữ “loài” thường được sử dụng đồng nghĩa với chữ “ý niệm”, và trong Đối thoại Sophist [Nhà biện sĩ] sự phân chia các ý niệm căn cứ theo loài được gọi là “biện chứng” (Platon, 1961, Sophist, 253b). Ở Aristoteles, ý nghĩa bản thể học của loài bị hạ thấp để nhấn mạnh những thuộc tính lôgíc của nó trong việc vị ngữ hóa. Ở đây, loài được dị biệt hóa, hay được xác định, thành những giống bằng một sự khác biệt đặc thù, sự khác biệt này vốn nối khớp một cách nột tại với loài. Trong khuôn khổ vị từ, Aristoteles đã trình bày các phạm trù như là những loài cơ bản của tồn tại mà bản thân chúng không thể nào được rút ra từ những loài cao hơn. Các khả thể bản thể học của quan niệm này đã được các nhà siêu hình học phái Platon-mới như Plotinus phát triển thành một quan niệm lưu xuất luận (emanationalist) có tính thứ bậc về sự thông dự của các ý niệm và các tồn tại cá thể. Quan niệm này đã ảnh hưởng to lớn đến triết học thời trung đại, triết học này, nói rộng ra, đã lập lờ nước đôi giữa nghĩa bản thể học và nghĩa lôgíc học của [khái niệm] loài. Chẳng hạn, Aquinas nhận diện bốn nghĩa của từ loài: thứ nhất, nghĩa của nguyên tắc sản sinh ra các giống; thứ hai, arche [căn nguyên] hay khởi lực hay nguyên nhân đầu tiên; thứ ba, “chủ thể” làm cơ sở cho các tùy thể thuộc về các giống khác nhau; và thứ tư, nghĩa được phát biểu lần đầu tiên trong một định nghĩa và những sự khác biệt đặc thù của loài là những tính chất (chẳng hạn: loài = động vật; sự khác biệt đặc thù = có lý tính / không có lý tính; định nghĩa = “động vật có lý tính”, tức là “con người”).
 
Sự bàn luận minh nhiên của Kant về loài và giống là rất hạn chế, được giới hạn trong L và CPR; tuy nhiên, sơ đồ này lại được giả định một cách mặc nhiên xuyên suốt triết học của ông. Trong L, Kant mô tả các khái niệm bằng loài và giống, và chỉ ra “sự phụ thuộc của các khái niệm” hay thuộc tính của chúng, bao gồm cả loài lẫn giống: “Một khái niệm chung (conceptus communis) được gọi là loài đối với các khái niệm được chứa đựng dưới nó” (L tr. 191), còn được gọi là giống đối với các khái niệm mà bản thân nó được chứa đựng. Sự tiếp cận này đối với sự nối khớp những khái niệm bằng loài và giống được tiếp tục khai triển trong những sự phản tư của Kant về sự hoàn chỉnh có tính hệ thống của tri thức trong CPR. Đó là một điều kiện cho sự sử dụng lý tính khi các cá thể khác nhau có thể được tập hợp vào dưới các giống, và các giống vào dưới các loài. Điều này làm nảy sinh ra ba nguyên tắc điều hành của lý tính: sự đồng tính, sự dị biệt và sự liên tục. Thứ nhất là nguyên tắc sản sinh, thứ hai là nguyên tắc dị biệt hóa, và thứ ba là nguyên tắc cho phép đi từ sự đồng tính của loài đến sự dị biệt hóa của các giống (CPR A 658/B 686).
 
Xuyên suốt công trình của mình, các nghiên cứu của Kant về năng lực phán đoán lý thuyết, thực hành và thẩm mỹ được diễn đạt bằng sự thâu gồm vào dưới các loài phổ quát – dù đó là các phạm trù, các quy luật hay các quy tắc – và sự hạ thấp của các sự khác biệt về giống trong những trường hợp, những ví dụ và những trường hợp đặc thù. Phần lớn những vấn đề thú vị nhất nảy sinh trong công trình của ông có thể được truy ngược đến những khó khăn do sơ đồ này gây ra, những khó khăn này có một phả hệ triết học lâu đời. Sơ đồ này [loài / giống] cũng thấm nhuần sự bàn luận của ông về sự phân loại động vật – và cả sự phân loại con người thành các chủng riêng biệt.
 
Nguyễn Thị Thu Hà dịch
 

Nguồn: Howard Caygill. 1995. A Kant Dictionary. Malden: Blackwell Publishing.Bản dịch tiếng Việt đăng lần đầu trên triethoc.edu.vn

 
Các chữ viết tắt tên tác phẩm của Kant:
 
- CPR : Critique of Pure Reason / Phê phán lý tính thuần túy (bản A: 1781; bản B: 1787)
 
- L : Logic / Lôgic học 1800.

Bạn hiểu gì về triết học?

Nhiều người lầm tưởng, triết học có thể biến mình trở nên thông thái và do đó, những gì mình suy tưởng bằng con đường triết lý đều là chân lý. Từ quan niệm như vậy, vô hình chung họ đã muốn sở hữu thứ triết lý trong tư duy thuần lý và tạo ảnh hưởng không nhỏ cho người khác hiểu sai về triết học. Vậy thực chất triết học là gì?

“Triết học bắt đầu từ chỗ ngạc nhiên”[1]. Lời khẳng định đó của Platon cho phép chúng ta hiểu rằng: triết học không dành cho riêng ai, mà dành cho mọi người. Mặc dù trong cuộc sống, phần lớn thời gian được dành cho những công việc thường nhật, nhưng đôi lúc chúng ta cũng quay trở lại để tự vấn về những vấn đề muôn thuở: “Cuộc sống này có ý nghĩa gì không, hay tôi chỉ là một sản phẩm của vụ Big Bang nào đó xảy ra cách đây chừng 15 tỷ năm? Tôi có hoàn toàn trở về hư vô sau khi chết, hay biết đâu tôi có một linh hồn bất tử? Có Thượng đế không, hay Ngài chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng? Phải chăng có thiện – ác, lành – dữ.. trên đời này, hay luân lý chỉ đơn thuần là những vấn đề phong tục, tập quán xã hội hoặc quan niệm cá nhân nào đó?” .
Để giải đáp những vấn nạn trên, người Hy Lạp cổ đại đã dùng từ Φιλοσοφία (philosophía) để diễn tả. Theo sát nghĩa, philia – lòng yêu mến và sophia – sự khôn ngoan. Qua từ khôn ngoan, người Hy Lạp có ý nói đến sự hiểu biết sâu xa về sự vật, chứ không phải là một kiến thức về các sự kiện liên quan đến sự vật. Loại hiểu biết này không dễ gì đạt tới và chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy những giải đáp hoàn hảo cho những vấn đề cơ bản của cuộc đời. Tuy nhiên, để trở thành triết gia, chúng ta không cần tìm đến những đáp án hoàn hảo ấy, mà chỉ cần nghiêm túc đi tìm chúng. Đó là lý do tại sao người Hy Lạp gọi triết học là lòng yêu mến sự khôn ngoan hơn là chính sự khôn ngoan.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, triết học cũng có nhiều quan điểm khác nhau về chính nó. Quan điểm cổ điển thì cho rằng: Triết học là một hệ thống những nhận thức của con người nhằm giải thích mọi sự bởi các nguyên nhân căn bản của chúng.
Quan điểm Marxis cho rằng: Triết học là một ngành khoa học nghiên cứu về những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quan điểm hiện đại thì cho rằng: triết học là một nỗ lực tư duy của con người để tìm hiểu chính mình và vị trí của chính mình trong vũ trụ; là khoa học hữu thể xét như là hữu thể; là khoa học dạy con người biết sống và biết chết cho xứng đáng; là tri thức trên hết các tri thức và hướng dẫn các tri thức; là tri thức tổng quát, tức phương pháp luận về các khoa học thực nghiệm.. . Còn theo Karl Jaspers: “... không một định nghĩa nào có thể lột tả hết được ý nghĩa của triết học và không câu định nghĩa nào có thể được coi mình là duy nhất.... chỉ có kinh nghiệm bản thân mới giúp ta nhận biết được những gì là triết lý trong vũ trụ”[2] .
Khi nói rằng, không thể có một định nghĩa thỏa đáng về triết học, chúng ta không có ý nói triết học không thể định nghĩa, mà bản thân nó được hiểu như một sự tìm kiếm những hiểu biết thuần lý thuộc loại nền tảng nhất, nên nó nêu lên những câu hỏi quan trọng về bản chất của sự hiểu biết và từ đó, bản chất của chính sự tìm kiếm và tri thức .
Một cách nào đó, tất cả chúng ta đều là tiềm thể những triết gia vì ai nấy đều đi tìm sự khôn ngoan. Aristotle đã sớm nhận ra điều đó khi ông quan niệm: “Con người tự bản chất, khao khát hiểu biết”[3]. Cho nên, triết học hệ tại công việc suy tư triết lý hơn là những lý thuyết do những suy tư của chúng đẻ ra. Nhưng nếu chúng ta không tìm ra những giải đáp trọn hảo cho những vấn nạn trên, thì tại sao lại phải suy tư triết lý? Chẳng thà chúng ta dành tâm lực vào nghiên cứu những vấn đề thực tiễn lại không có ý nghĩa hơn đi tìm sự khôn ngoan mà chúng ta không thể đạt tới? M. Heidegger – triết gia người Đức thế kỷ XX đã trả lời rằng: “Vấn đề không phải là bạn có thể làm gì với triết học, mà triết học có thể làm gì với bạn”[4] . Xuất phát từ luận điểm đó, người làm công tác về triết học không chỉ dừng lại ở việc thủ đắc những tri thức mới mẻ, nhưng gợi lên trong mình niềm đam mê trở thành triết nhân, đem áp dụng những suy tư vào chính cuộc sống. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường Đại học có dạy triết học ở Việt Nam, người dạy chỉ đơn thuần là truyền thụ mớ kiến thức triết lý cho học viên mà ít khi quan tâm đến khía cạnh đam mê thực hành tri thức ấy. Chính thái độ đó đã tạo nên những hiểu lầm đáng tiếc: triết học chỉ là một thứ lý luận xa rời thức tiễn. Vì vậy những triết gia tiềm tàng cần thiết phải tạo cho mình một khao khát trở thành triết nhân để từ đó hướng tới thánh nhân theo đúng nghĩa của từ đó.
Như vậy, với sự phong phú và phức tạp của mình, triết học xứng đáng là một trong những giá trị đặc sắc nhất mà nền văn minh đã tạo ra. Và như mọi lĩnh vực khác, tương lai của nó chắc chắn sẽ phong phú hơn quá khứ của nó.
 
 G.B. Nguyễn Văn Chiến
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1.            Mariano Artigas, Triết học nhập môn, Nxb Tala, Singag. 1990.
2.            Trần Thái Đỉnh, Triết học nhập môn, Nxb Ra khơi, Sài Gòn, 1968
3.            Trần Minh Huy, Tiếp cận triết lý, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, 2005.
4.            Bryan Magee, Câu chuyện Triết học, Nxb Thống kê Tp Hồ Chí Minh, 2004.
5.            S. E. Stumpf và D. C. Abel, Nhập môn triết học Phương Tây, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2004.


[1] Bryan Magee, Câu chuyện Triết học, Nxb Thống kê Tp Hồ Chí Minh, 2004, trang 8
[2] Trần Thái Đỉnh, Triết học nhập môn, Nxb Ra Khơi, Sài Gòn, 1968, trang 22
[3] Bryan Magee, Câu chuyện Triết học, Nxb Thống kê Tp Hồ Chí Minh, 2004, trang 7
[4] S.E. Stumpf và D.C Abel, Nhập môn triết học phương Tây, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2004, trang 6
 
 

Logic học là gì?

Logic hay luận lý học, từ tiếng Hy Lạp cổ điển λόγος (logos), nghĩa nguyên thủy là từ ngữ, hoặc điều đã được nói, (nhưng trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đã trở thành có ý nghĩa là suy nghĩ hoặc lập luận hay lý trí). Logic thường được nhắc đến như là một ngành nghiên cứu về tiêu chí đánh giá các luận cứ, mặc dù định nghĩa chính xác của logic vẫn là vấn đề còn đang được bàn cãi giữa các triết gia. Tuy nhiên khi môn học được xác định, nhiệm vụ của nhà logic học vẫn như cũ: làm đẩy mạnh tiến bộ của việc phân tích các suy luận có hiệu lực và suy luận ngụy biện để người ta có thể phân biệt được luận cứ nào là hợp lý và luận cứ nào có chỗ không hợp lý.
Theo truyền thống, logic được nghiên cứu như là một nhánh của triết học. Kể từ giữa thế kỉ 19 logic đã thường được nghiên cứu trong toán họcluật. Gần đây nhất logic được áp dụng vào khoa học máy tínhtrí tuệ nhân tạo. Là một ngành khoa học hình thức, logic nghiên cứu và phân loại cấu trúc của các khẳng định và các lý lẽ, cả hai đều thông qua việc nghiên cứu các hệ thống hình thức của việc suy luận và qua sự nghiên cứu lý lẽ trong ngôn ngữ tự nhiên. Tầm bao quát của logic do vậy là rất rộng, đi từ các đề tài cốt lõi như là nghiên cứu các lý lẽ ngụy biệnnghịch lý, đến những phân tích chuyên gia về lập luận, chẳng hạn lập luận có xác suất đúng và các lý lẽ có liên quan đến quan hệ nhân quả. Ngày nay, logic còn được sử dụng phổ biến trong lý thuyết lý luận.
Qua suốt quá trình lịch sử, đã có nhiều sự quan tâm trong việc phân biệt lập luận tốt và lập luận không tốt, và do đó logic đã được nghiên cứu trong một số dạng ít nhiều là quen thuộc đối với chúng ta. Logic Aristotle chủ yếu quan tâm đến việc dạy lý luận thế nào cho tốt, và ngày nay vẫn được dạy với mục đích đó, trong khi trong logic toán họctriết học phân tích (analytical philosophy) người ta nhấn mạnh vào logic như là một đối tượng nghiên cứu riêng, và do vậy logic được nghiên cứu ở một mức độ trừu tượng hơn.
Các quan tâm về các loại logic khác nhau giải thích rằng logic không phải là được nghiên cứu trong chân không. Trong khi logic thường có vẻ tự cung cấp sự thúc đẩy chính nó, môn học này phát triển tốt nhất khi lý do mà chúng ta quan tâm đến logic được đặt ra một cách rõ ràng.

Theo Wikipedia

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Tình Bạn



Một trong những mối tương quan gần gũi con người đó là tình bạn. Quả thật, tình bạn cũng đa sắc màu: theo lứa tuổi, theo địa vị xã hội, theo cùng lý tưởng và sở thích …; tình bạn cũng có thể bị thay đổi theo thời gian hay theo cảm tính. Tuy nhiên, Aristote cho rằng tình bạn là điều “cần thiết nhất trong đời sống con người, vì người ta không thể sống không có bạn”: lúc còn trẻ người ta cần bạn để thêm lời chỉ bảo, lúc tuổi già có những người bạn để tâm sự và ủi an. Không những cần thiết, theo Aristote, nó còn là điều “tốt đẹp và đáng tôn kính nhất”.
Trong tập Đạo Đức Học (cuốn VIII và IX, Thuyết lý về tình bạn), Aristote khẳng định điều làm nên sự khác biệt giữa con người và những sinh vật khác là tình bạn. Theo luật tự nhiên, các con vật khác, tuỳ chủng loại, cũng biết yêu và bày tỏ cách yêu của chúng qua những hình thức khác nhau : “Tình yêu là cảm xúc bẩm sinh nơi trái tim mọi sinh vật sinh sản”; tuy nhiên, tình bạn chỉ tồn tại nơi con người.
Có hai chiều kích tình bạn nơi con người theo trình bày của Aristote:
Chiều kích thứ nhất là tình bạn qua mối liên hệ liên vị trong đời sống cá nhân. Một tình bạn đích thật biểu lộ đức hạnh – một yếu tố cấu thành phẩm chất con người : “Tình bạn hoàn hảo là tình bạn của những người đức hạnh […]. Bởi lẽ, những con người đó muốn điều tốt cho nhau.” Quả thật, tình bạn chỉ trở thành đức hạnh khi đó là một tình bạn vô vị lợi, không chiếm đoạt, tương ứng lợi nhuận hay hữu dụng. Một trong những tính chất của tình bạn là lòng nhân hậu : “Người ta gọi những người nhân hậu là con người có trái tim muốn điều tốt cho người khác, và không mong muốn được đáp đền bởi người mà họ yêu mến. Lòng nhân hậu, khi nó qua lại (giữa hai con người với nhau), được xem là tình bạn.” Aristote kết luận : Tình bạn là đức hạnh sẽ đứng vững và lâu bền.
Chiều kích thứ hai là tình bạn trong mối tương quan xã hội. Aristote viết : “Người ta có thể đi đến việc nói rằng tình bạn là mối liên kết của các Nhà nước, và các nhà lập pháp lưu tâm tới nó với sự ân cần còn hơn cả vấn đề công lý. Sự hoà hợp của các công dân không tồn tại nếu không có tình bạn; những luật lệ trước hết muốn thiết lập sự hoà hợp, cũng như loại bỏ sự bất hoà là kẻ thù nguy hại nhất của thành đô. Khi người ta yêu nhau thì không còn cần công lý.”
Những lời trên đây của Aristote cho thấy vị trí của tình bạn trong đời sống xã hội. Nó không phải là một thứ tình “đồng chí” : đồng hướng và đồng đảng. Tình bạn, trước hết và trên hết, là yếu tố có khả năng tạo nên sự hoà hợp giữa những nhân tố xã hội khác nhau.
Đối với các Ki-tô hữu, tình bạn còn là phẩm chất của mối quan hệ con người với Thiên Chúa. Tình yêu giữa Thiên Chúa và con người không chỉ là một tình yêu agape (tình yêu dâng hiến), mà còn là một tình yêu philia (tình bạn). Câu chuyện trong Tin Mừng theo thánh Gio-an nói về việc Chúa Giê-su hỏi Phê-rô tới ba lần (Ga 21,15-19): “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến thầy hơn các anh em này không ?” Theo bản văn Tin Mừng bằng tiếng Hy-lạp, hai lần đầu Chúa Giê-su hỏi Phê-rô với tình yêu agape và lần thứ ba với tình yêu philia. Điều này bộc lộ con đường mà Chúa Giê-su đề nghị Phê-rô đi vào trong mối tương quan với Ngài là con đường của tình bạn. Như vậy, kể từ đây, việc Phê-rô đến với Chúa (hay trở về với Ngài) không còn là nỗ lực cá nhân bằng tình yêu agape (dâng hiến), mà là một cuộc song hành giữa Chúa và Phê-rô qua tình yêu – tình bạn.
Trần Văn Khuê, aa
http://saokhue-saokhue.blogspot.com

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Tôi học được rằng:

Tôi học được rằng:
Có những điều dù ta chỉ làm trong khoảnh khắc nhưng lại làm ta đau lòng cả đời.

Tôi học được rằng:
Mỗi khi xa rời người thân yêu, hãy luôn nói lời thương yêu nhất, bởi có thể đó là lần cuối ta gặp họ.

Tôi học được rằng:
Đã là bạn thân, dù không làm gì cả, ta vẫn có những phút giây tuyệt vời khi bên nhau.

Tôi học được rằng:
Tình bạn chân thành sẽ mãi lớn lên dù cho có cách xa ngàn dặm, và tình yêu đích thực cũng thế đấy.

Tôi học được rằng:
Chỉ vì ai đó không yêu ta theo cái cách mà ta mong muốn, điều đó không có nghĩa là họ không yêu ta hết lòng. Đối với một người bạn tốt, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu chẳng may họ làm tổn thương ta, và hãy biết tha thứ cho họ vì điều đó.

Tôi học được rằng:
Sẽ không đủ nếu ta chỉ biết tha thứ cho người khác. Đôi khi cũng phải học cách tha thứ cho chính mình.

Tôi học được rằng:
Bất kể con tim ta có tan vỡ, cuộc sống cũng sẽ chẳng dừng lại, và vẫn vô tình như không biết đến tổn thương của ta.

Tôi học được rằng:
Cuộc đời ta có thể bị đổi thay tại một khoảnh khắc nào đó bởi một người thậm chí ta không quen biết.

Tôi học được rằng:
Ngay cả khi trắng tay, ta vẫn có thể thấy được mình thật giàu có để giúp đỡ mỗi khi bạn bè cần đến.

Tôi học được rằng:
Người mà ta rất quan tâm, thậm chí cả cuộc đời thì lại có thể rời xa ta rất sớm.
Người mà ta nghĩ sẽ vùi ta xuống đất đen khi hoạn nạn, nhưng chính họ lại là người nâng ta dậy khi ta vấp ngã.

Tôi học được rằng:
Khi không vui, ta được quyền giận dỗi, nhưng lại chẳng được phép tàn bạo và hung ác.

Tôi học được rằng:
Trên đời này, không phải ai cũng tốt và tử tế với ta, cho dù ta không động chạm đến họ. Cách tốt nhất là đừng nên để ý đến những kẻ muốn chứng kiến ta gục ngã . Hãy sống vì những người yêu quý ta.

Tôi học được rằng:
Để "thành nhân", thành người mà ta mong muốn, phải mất thời gian rất dài.

Tôi học được rằng:
Hãy chịu trách nhiệm về những gì ta làm dù điều đó có làm lòng ta nát tan.

Tôi học được rằng:
Nếu ta không làm chủ được hành vi của mình, nó sẽ điều khiển lại ta.

Tôi học được rằng:
Người trưởng thành có nhiều điều phải suy nghĩ với những kinh nghiệm đã qua, và có được những bài học rút ra từ đó, và không bao giờ quan tâm nhiều đến việc mình đã tổ chức bao nhiêu lần sinh nhật.

Tôi học được rằng:
Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của chúng ta, nên hãy ý thức về điều đó.

Tôi cũng học được rằng:
Chiếc áo không bao giờ có thể làm nên thầy tu.
Ta không nên quá háo hức để khám phá bí mật vì nó có thể làm thay đổi cuộc đời ta mãi mãi. Dù hai người cùng nhìn vào một vật nhưng họ lại có thể thấy những điểm khác biệt rất lớn...

Sưu tầm trên Internet

Tâm lý học là gì?

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thầntư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu. Động vật ở đây có thể được nghiên cứu như là những chủ thể độc lập, hoặc – một cái nhìn gây tranh cãi hơn – được nghiên cứu như một cách tiếp cận đến sự hiểu biết bộ máy tâm thần của con người (qua tâm lý học so sánh). Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người".
Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học:
  • Nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý.
  • Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó.
  • Nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người.
  •  
    Theo Wikipedia

    Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

    Đạo đức là gì?


    Tôi biết đây là một câu hỏi đã làm bận lòng những bậc vĩ nhân trên thế giới ở mọi thời đại. Hàng ngàn, hàng ngàn quyển sách đã được viết ra xoay quanh chủ đề này. Và rồi hàng ngàn, hàng ngàn cuốn sách về chủ đề này cũng sẽ được viết ra trong những năm tiếp theo. Vấn đề đạo đức luôn được bàn luận sôi nổi, và ở đâu người ta cũng quan tâm đến chúng. Tôi đặt câu hỏi này là vì tôi muốn biết, liệu đạo đức có thể giúp tôi sống một cuộc sống trọn vẹn hay không - một cuộc sống mãn nguyện. Tôi muốn biết, đạo đức có giúp gì được cho tôi trong vấn đề này không?
    Ngay sau khi tôi đặt câu hỏi này, tôi nhận ra rằng, quả thật đạo đức đem lại cho tôi nhiều ích lợi trong cuộc sống. Tôi nhận thấy rằng, vấn đề trọng tâm của đạo đức là sự toại nguyện và hạnh phúc của con người. Và tôi lại hỏi: Đạo đức có thể giúp tôi như thế nào?
    Triết gia Socrates đã nói rằng: “Sống một cuộc sống vô vị thì thật là uổng phí”. Những bậc minh triết và những bậc đạo sư đã dạy “hãy tự biết mình”. Thế nhưng tôi lờ đi trước những lời hô hào ấy. Và tôi lại quan tâm về những điều khác. Chúa Jesus đã hỏi: “Có lợi ích gì không nếu như bạn chiếm hữu cả thế giới, nhưng lại phải gánh chịu sự mất mát trong tâm hồn?”. Vâng, tôi đã từng ước muốn chiếm hữu được toàn thế giới, nhưng tôi lại không chú ý đến việc tôi đang khiến cho tâm hồn tôi trở nên cằn cỗi. Tôi đã không ý thức được rằng, đấy là vấn đề quan trọng. Những vấn đề đạo đức ấy đã làm thay đổi quan điểm của tôi, buộc tôi phải đặt nó vào đúng vị trí của nó. Và xuất phát điểm chính đáng nhất để tôi khởi đầu việc thẩm tra chính là bản thân tôi. Tôi là ai?
    Sự khám phá con người thật của mình là điều không đơn giản. Để thực hiện cuộc hành trình này một cách nghiêm túc, tôi cần phải có nhiều dũng cảm, tuyệt đối trung thực và có quyết tâm cao. Bởi vì đây là một cuộc hành trình đầy thử thách, cam go, nguy hiểm và cả kinh hoàng. Sẽ có nhiều cám dỗ khiến tôi phải bỏ dỡ cuộc hành trình của mình. Vì thế, tôi phải kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc. Chính những thành quả đáng kinh ngạc trong quá trình khám phá bản thân đã tạo động lực để cho tôi kiên trì hơn. Cuộc hành trình này chỉ chấm dứt khi tôi trút hơi thở cuối cùng.
    Trước hết, đạo đức buộc tôi phải nhìn lại bản thân mình, tìm hiểu bản thân mình và biết được điều gì thật sự làm cho tôi hạnh phúc. Vấn đề đạo đức đầu tiên đối với tôi là khám phá chính mình. Nếu tôi tiến hành công việc này một cách trung thực và dũng cảm, tôi sẽ khám phá ra những thứ mà tôi không thể ngờ được rằng chúng đang hiện hữu trong tôi, những thứ vốn được che đậy ở bên trong. Tôi đã từng nghe các nhà khoa học nói là tôi chỉ mới sử dụng 5% năng lực của mình trong cuộc sống hằng ngày, 95% còn lại tôi chưa bao giờ sử dụng đến vì tôi chưa bao giờ phát hiện ra chúng. Thật là uổng phí! Và đối với những người khác, điều này cũng xảy ra tương tự. Quá ư là uổng phí! Vì thế, việc khám phá những tiềm năng của bản thân trở thành nhiệm vụ hàng đầu đối với tôi. Tôi là một người thiếu đạo đức nếu tôi chỉ dùng 5% năng lực của mình.
    Đạo đức giúp tôi khám phá đến đỉnh cao của những tiềm năng ở trong tôi. Nó khiến tôi nhận ra lý tưởng tự hoàn thiện mình trong suốt cuộc đời. Nó khuyến khích tôi vươt lên trên sự tồn tại đơn thuần để đạt đến một tầm cao mới trong nhận thức. Nó giúp tôi tạo lập một cuộc sống hướng vào sự hoàn thiện cá nhân và phụng sự xã hội.
    Những mức độ khác nhau của sự nhận thức:
    Mức độ đầu tiên của nhận thức là ý thức được sự hoàn thiện bản thân là một phần cốt lõi của con người. Mức độ thứ hai là nhận thấy được rằng, sức mạnh giúp hoàn thiện bản thân có thể tìm thấy bên trong bản thân mình. Mức độ thứ ba là biết một cách chính xác những bước đi nào là tốt nhất cho sự phát triển năng lực của bản thân, sao cho phù hợp với nhân cách cũng như hoàn cảnh của mình.
    Tôi là hợp thể duy nhất của những gene di truyền, những kinh nghiệm, những thế mạnh và cả những yếu kém, những nhu cầu, nguyện vọng; và tôi có khả năng để biết được điều gì là tốt nhất cho tôi. Bởi tôi là duy nhất nên phương thức mà tôi chọn để đạt đến mục đích của mình phải thích hợp với tôi, phải tương ứng với những nhu cầu của riêng tôi.
    Tầm quan trọng của sự thay đổi:
    Sự chuyển đổi và phát triển là một hình thức trọng yếu trong tiến trình của sự sống. Nếu tôi nỗ lực hướng sự thay đổi ấy theo chiều hướng tích cực, và cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày thì tôi sẽ có được một đời sống phong phú và trọn vẹn.
    Những cách thức giúp chúng ta hiểu được bản thân mình:
    Việc tìm hiểu bản thân không thể bỏ qua việc tìm hiểu quá khứ của mình. Tôi hiểu bản thân tôi nhất bởi tôi có cơ sở cho những hiểu biết về cá nhân tôi và tiểu sử gia đình tôi. Quá khứ không chỉ có nghĩa là những dữ kiện khác nhau đã từng diễn ra từ lúc tôi sinh ra cho đến hiện tại, mà nó còn bao gồm cả những dữ kiện về sự ảnh hưởng của cha mẹ tôi, ông bà tôi, tổ tiên của tôi trước khi tôi được sinh ra. Đời sống của họ có sự ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn sự ảnh hưởng của huyết thống, thái độ và nếp sống của họ ảnh hưởng đến tôi. Từ lúc tôi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời này, cuộc sống của tôi được tạo dựng bởi những gì tôi đã tạo ra trong quá khứ, đôi khi có cả sự chuyển hóa những sai lầm trong quá khứ.
    Những mối tương quan trong xã hội là một cách khác để chúng ta hiểu về bản thân mình. Nếu chúng ta tinh ý thì qua mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, có thể cho ta những thông tin thiết thực nhất. Khi tôi thiết lập tình cảm thân thiết thông qua việc sống và giao tiếp với họ, tôi nhận ra được có sự mâu thuẩn ở trong tôi. Việc nhận ra cách người ta đối xử với mình, và hiểu tại sao người ta đối xử với mình như thế là cách thức chủ yếu để có thể biết chính xác về bản thân mình. Sự nhận thức này trở thành một mảnh đất phong phú, màu mỡ cho sự thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Việc chọn lựa những gì tôi muốn làm cho cuộc sống của tôi và khiến cho nó trở thành hiện thực là điều không đơn giản. Tôi không thể thực hiện được điều đó nếu tôi không nỗ lực hết mình và không có lòng kiên nhẫn. Tuy nhiên, nhờ vào việc đánh giá một cách chân thực về bản thân mà tôi có thể làm được điều đó.
    Một phần không thể thiếu trong việc tìm hiểu con người thật của mình là việc ý thức cách mà mình đối xử với người khác. Khi tôi cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và biết được những gì họ đang cảm nhận, khi ấy tôi nhận ra bản thân qua sự nhìn nhận của người khác về tôi. Một khi tôi làm được điều này có nghĩa là tôi đang trên lộ trình hiểu rõ hơn về bản thân mình, và cùng lúc ấy tôi hiểu rõ hơn về người khác. Tôi nhận ra rằng, những hành động của tôi ảnh hưởng đến thái độ của người khác. Nếu tôi có thái độ tốt thì trong một chừng mực nào đó, tôi có khả năng tạo nên một bầu không khí hài hào thông qua sự tác động đến thái độ của những người xung quanh tôi.
    Tình thương yêu, sự hiểu biết và sự cảm thông được lớn dần từ những trải nghiệm của tôi với người khác, từ sự cố gắng để biết được những gì họ đang suy nghĩ, đang cảm nhận. Ngay khi tôi có thể chia sẻ những hạnh phúc cũng như những khổ đau của người khác, tôi bắt đầu hiểu và cảm nhận mối liên hệ mật thiết giữa con người với nhau. Theo nhận định này, bi kịch của một người sẽ trở thành bi kịch của tất cả mọi người và niềm vui của một người cũng là niềm vui của tất cả mọi người. Tôi bắt đầu muốn giúp đỡ và ủng hộ mọi người bởi vì tôi nhận thấy rằng, sự tiến bộ của họ cũng chính là sự tiến bộ của tôi.
    Khi trình độ nhận thức của tôi được nâng cao, tôi thấy rằng, sự nhường nhịn lẫn nhau là cần thiết, không chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp như gia đình, bạn bè, mà còn cần thiết đối với một phạm vi rộng lớn hơn trong các quốc gia và toàn thể nhân loại. Bi kịch của một quốc gia sẽ trở thành bi kịch của cả thế giới và niềm vui của một quốc gia sẽ trở thành niềm vui của toàn thế giới.
    Minh Nguyên dịch
    (Theo Ethics, Towards a richer life, Cyril Sirirol)

    Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

    Khái Niệm Triết Học




    Triết học là môn khoa học chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận.

    Bản thân câu hỏi "triết học là gì?" cũng là một trong những câu hỏi quan trọng của triết học và tùy thuộc vào quan điểm, trường phái, giai đoạn khác nhau mà câu trả lời cũng khác nhau.


    Những người nghiên cứu triết học được gọi là triết gia, tức, nhà triết học.


    Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức (tinh thần) là vấn đề cơ bản của triết học. Nó có 2 mặt: mặt thứ nhất giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau; mặt thứ hai giải quyết vấn đề con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không. Tuỳ theo cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản mà các nhà triết học chia làm hai phe chính: những người theo chủ nghĩa duy tâm và những người theo chủ nghĩa duy vật. Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề thứ hai mà các nhà triết học chia thành những người thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới (khả tri) và những người phủ nhận khả năng ấy (bất khả tri). triết học ra đời rất sớm, ngay từ khi mới ra đời, triết học đã phân làm hai phe đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và sự đấu tranh giữa hai phe ấy đã trở thành quy luật phát triển của triết học. Cùng với cuộc đấu tranh ấy, trong quá trình phát triển của triết học, cũng xuất hiện và ngày càng biểu hiện sâu sắc hơn sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy: biện chứng và siêu hình. Các trào lưu triết học trong lịch sử đã có thể có những biến dạng khác nhau nhưng không thoát ra khỏi những sự đối lập ấy. Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Chính cuộc đấu tranh giữa hai phái duy vật và duy tâm đã thể hiện tính giai cấp của triết học. Triết học là thế giới quan của một lực lượng xã hội, một giai cấp nhất định, cho nên cuộc đấu tranh trên mặt trận triết học cũng phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp về mặt tư tưởng và chính trị.


    Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.


    Triết học đưa ra các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ. Các vấn đề cơ bản của triết học là:


    * Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

    * Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng hay sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?
    * Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?
    * Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị", thế nào là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì?
    * Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là gì?

    Socrates


    Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.


    Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách của người Hy Lạp. Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương Tây. Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, không có từ "triết học" mặc dù nền triết học của các nước này đã phát triển từ lâu rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các phạm trù hoàn toàn khác người Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung mà thường có tính ẩn dụ và để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc. Biên giới giữa các phạm trù không rõ ràng như trong triết học phương Tây.


    Theo Wikipedia