Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Quy luật Nhân quả (The Law Cause and Effect)


 
Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể.

Quy luật Nhân quả phát biểu rằng, mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có một nguyên nhân. Nó còn gọi là “quy luật sắt của vũ trụ”. Theo quy luật này, mọi thứ diễn ra đều có lý do, dù bạn có biết lý do đó hay không. Không có sự ngẫu nhiên nào. Chúng ta sống trong vũ trụ có kỷ luật, bị chi phối chặt chẽ bởi quy luật và sự hiểu biết này là trung tâm của các quy luật hay nguyên tắc khác.

Theo Quy luật Nhân quả, có nguyên nhân cụ thể của thành công và có nguyên nhân cụ thể cho những thất bại. Có nguyên nhân cụ thể cho sức khỏe hay đau ốm. Có nguyên nhân cụ thể cho hạnh phúc hay nỗi buồn. Nếu bạn muốn có được nhiều kết quả mà bạn mong muốn trong cuộc sống thì một việc đơn giản là tìm ra được nguyên nhân và lặp lại chúng. Nếu có một kết quả nào trong cuộc sống mà bạn không thích, bạn cần phải tìm bằng được nguyên nhân của nó và loại bỏ chúng.

Quy luật này cho rằng thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công như họ. 

Quy luật này rất đơn giản, nhưng nó gây trở ngại cho đa số mọi người. Họ tiếp tục làm hay không làm các việc tạo cho họ sự buồn chán và thất vọng, và sau đó họ trách cứ những người khác hoặc xã hội vì những vấn đề của họ.

Sự điên rồ được định nghĩa là “làm những điều giống nhau theo một cách giống nhau nhưng lại hy vọng đạt được kết quả khác”. Ở mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều phạm lỗi này. Chúng ta cần đối mặt với xu hướng này một cách nghiêm túc và giải quyết nó một cách trung thực.

Người Scotlen có câu tục ngữ: “Thà thắp sáng một ngọn nến bé nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”. Tốt hơn chúng ta hãy ngồi xuống và phân tích cẩn thận nguyên nhân gây ra khó khăn chứ đừng thất vọng và giận dữ về chúng.

Có một câu tục ngữ nói rằng: “Gieo gió, gặp bão”. Quan điểm này của Quy luật Nhân quả được gọi là quy luật của sự gieo và gặt. Nó phát biểu rằng bạn gieo cái gì thì bạn sẽ gặt được cái đó. Và tất cả những gì bạn thu được ngày hôm nay đều là kết quả của những gì bạn đã gieo trong quá khứ. Nếu bạn hy vọng thu được một mùa vụ khác ở bất cứ lĩnh vực nào trong tương lai, thì bạn phải gieo loạt hạt khác ngay hôm nay và tất nhiên, điều này có quan hệ cơ bản với những hạt giống tâm hồn.

Thành công không đến với bạn một cách tình cờ may mắn hay như một phép nhiệm màu. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, dù là tốt đẹp hoặc không như mong muốn, dù tích cực hoặc tiêu cực. Isaac Newton nhận định: “Bất kỳ hành động nào cũng dẫn đến một phản ứng tác động ngược lại với mức độ tương đương”. Ứng dụng quan trọng nhất của Quy luật Nhân quả, hay Quy luật Gieo và gặt, là: “Suy nghĩ là nguyên nhân và điều kiện là kết quả”. 

Suy nghĩ của bạn là nguyên nhân cơ bản cho những tình huống bạn gặp phải trong cuộc sống. Mọi thứ bạn từng trải qua đều bắt đầu bằng một kiểu suy nghĩ nào đó của bạn hay của người khác. 

Mọi thứ bạn đang và sẽ trở thành là kết quả của cách bạn suy nghĩ. Nếu bạn thay đổi chất lượng suy nghĩ thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Sự thay đổi trong những trải nghiệm bên ngoài của bạn sẽ kéo theo thay đổi trải nghiệm bên trong. 

Bạn xây dựng toàn bộ thế giới của mình theo cách bạn suy nghĩ và đặt vấn đề về cuộc sống. Giá trị, ý nghĩa của con người, sự việc và tình huống xảy ra xung quanh đều phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Chính vì vậy, khi bạn thay đổi suy nghĩ cũng có nghĩa là bạn thay đổi cuộc đời mình, đôi khi sự thay đổi này chỉ diễn ra trong thoáng chốc.

Có lẽ phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại chính là sức mạnh tinh thần của một người có khả năng tạo ra hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc đời họ. Thế giới bên ngoài chính là tấm gương phản chiếu thế giới trong con người bạn, nó tạo nên một triết lý vô cùng giá trị: Bạn sẽ trở thành những gì bạn thường nghĩ đến nhất.

Rõ ràng, không phải những gì xảy ra với bạn mà chính cách bạn suy nghĩ về những gì xảy ra sẽ quyết định cách phản ứng hay cảm nhận của bạn. Không phải thế giới bên ngoài quyết định điều kiện hay hoàn cảnh sống, mà chính thế giới nội tâm mới là yếu tố tạo ra hoàn cảnh cuộc đời. 

Quyền tự do lớn nhất của con người là quyền được lựa chọn cuộc sống. Không ai đủ quyền năng buộc bạn phải suy nghĩ, cảm nhận hay hành động theo cách mà bạn không mong muốn. Mọi cảm xúc và cách cư xử của bạn hoàn toàn bắt nguồn từ cách bạn suy nghĩ, nhận thức về thế giới xung quanh và về những gì đang xảy ra. Tiến sĩ Martin Seligman của Đại Học Pennsylvania gọi cách phản ứng này là: “phong cách diễn giải” - cách bạn diễn đạt hay giải thích sự việc xảy ra. Phong cách diễn giải này nằm trong tầm kiểm soát của bạn và có thể đạt được thông qua quá trình học hỏi. Bạn có thể diễn giải sự việc theo cách khiến bản thân thấy vui vẻ và lạc quan thay vì tức giận và thất vọng. Bạn có thể quyết định phản ứng mang tính xây dựng và tích cực thay vì bi quan, yếm thế. Tất cả tùy thuộc vào bạn. 

Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một tin tốt lành, bạn lập tức có thái độ hân hoan vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay lập tức bạn sẽ trở nên khó chịu, buồn phiền và nóng nảy, ngay cả khi đó là tin không chính xác hay sai sự thật. Như vậy, cách bạn diễn giải sự việc cho bản thân sẽ quyết định phần lớn cách phản ứng của bạn. 

Các quy luật cơ bản của cuộc sống là: Quy luật Niềm tin, Quy luật Kỳ vọng, Quy luật Hấp dẫn, Quy luật Tương ứng. Chúng là những quy luật phụ bắt nguồn trực tiếp từ Quy luật Nhân quả và làm nền tảng cơ bản cho tất cả các quy luật khác, cũng như cho những gì chúng ta đang trải nghiệm. Hạnh phúc và thành công trong cuộc sống đều xuất phát từ việc bạn hiểu biết và chúng sống hài hòa với bốn quy luật này. 

Tổng hợp bài viết từ Brian Tracy

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai

Nhìn lại...

Người ta gọi những gì đã diễn ra là Quá Khứ, đang diễn ra là Hiện Tại, và chưa diễn ra là Tương Lai. Mỗi người đều có một quá khứ, một hiện tại, và kể cả thứ chưa diễn ra là tương lai thì đều không giống nhau cả. Và ai cũng coi hiện tại là hệ quả của quá khứ, còn cái đang diễn ra thì sắp sửa cho tương lai. Như vậy cả quá khứ, hiện tại, tương lai đều là một quá trình xâu chuỗi và nó liên qua mật thiết với nhau.
Quá khứ và hiện tại.
Lúc bé tôi cứ nghĩ chỉ cần được ăn ngon là điều hạnh phúc nhất. Nhưng lớn rồi mới biết những lúc ốm thì ăn món gì cũng không ngon. Lúc bé tôi cứ nghĩ thích nhất là bố mẹ vắng nhà, muốn làm gì thì làm. Lớn lên rồi mới biết quãng thời gian được bên bố mẹ mới là điều quan trọng và thích nhất.
Lúc tôi bé cứ tưởng chỉ cần tháo pin đồng hồ ra là thời gian có thể ngừng trôi, quay kim giờ thêm vài vòng để thời gian trôi thật nhanh cho qua cái giờ phải ngồi làm bài tập. Lớn rồi mới biết thời gian quý giá biết bao, tôi cũng biết rằng thời gian không dừng, không chờ đợi một ai hay một điều gì.
Lúc bé tôi cứ ngã là khóc dù có bị thương hay không, càng khóc to hơn khi có người đỡ dậy an ủi. Lớn rồi mới biết phải vấp ngã thật nhiều mới trưởng thành hơn, và tôi cũng biết nên đứng dậy bằng chính đôi chân của mình sau mỗi lần vấp ngã.
Lúc bé tôi cứ tưởng những cánh cổng luôn mở để chào đón mọi người. Lớn rồi mới biết không phải cánh cổng nào cũng mở, dù có mở thì không phải ai cũng có thể vào. Lúc bé tôi chỉ cần bước đi trên con đường bố mẹ đã vẽ, làm những điều bố mẹ đã hướng dẫn…Lớn rồi mới biết cũng có những lúc phải tự tìm ra con đường của chính mình và bước đi trên nó mà không có một bàn tay nào dìu dắt, phải tự làm những điều mà không có “ bản hướng dẫn”.
http://gocsuyngam.com/wp-content/uploads/2011/07/look-back.jpg
Hiện tại với thực tế.
18 tuổi, có nhiều thứ tôi phải nghĩ hơn là bữa ăn ngon. Tôi sợ ốm không phải vì sẽ không cảm nhận được vị ngon của món ăn mà vì sẽ không có sức để học bài. 18 tuổi, học chính, học phụ, học thêm…Tôi còn quá ít thời gian dành cho gia đình. Đôi khi bật khóc vì chợt nhận ra tóc mẹ có sợi bạc, nhận ra khuôn mặt bố gầy hẳn đi, thế mới biết đã quá lâu rồi mình không quan tâm đến gia đình.
18 tuổi, tôi nhận ra thời gian qua đi không ngừng, mang theo bao nhiêu thứ mà tôi chưa kịp nắm lấy hay cho đi. Dẫu biết thế, nhưng đôi lúc vẫn ao ước thời gian ngừng lại, đừng trôi để có thể thực hiện những việc khó khăn, ước thời gian quay lại để làm những việc chưa kịp làm.
18 tuổi, tôi nhận ra có những nỗi đau còn lớn hơn việc bị té ngã. Bước vào đời mà không biết mình bị ngã lúc nào, không biết đau cho đến khi nhìn thấy nỗi buồn của người thân, soi gương và không nhận ra được chính mình, để rồi khi tất cả đã muộn mới chợt nhận ra :” mình bị ngã!”.
18 tuổi, tôi biết có những cánh cổng luôn mở chào đón mình, nhưng có những cánh cổng vào được- không ra được hoặc đã ra rồi thì không vào được nữa. Và rồi tôi sẽ phải rời khỏi cánh cổng nhà mình- nơi luôn bảo vệ, che chở tôi để bước vào cánh cổng rộng hơn- cổng trường Đại Học, một nơi mà không phải ai cũng vào được. Bước qua cánh cổng ấy, tôi sẽ vào một thế giới mới, gặp những con người mới và bắt đầu cuộc sống mới với biết bao thử thách lòng người.
18 tuổi, tôi phải rời khỏi đôi cánh ấm áp của bố mẹ dành cho mình bấy lâu nay, cất những con đường thẳng tắp, trơn tru mà bố mẹ vẽ cho để sẵn sàng tự tôi vẽ nên con đường đời của chính mình, bước trên nó một cách vững vàng, bản lĩnh dù cho nơi đó không có một bàn tay dìu dắt, chỉ đường.
Tương lai cùng sự lựa chọn.
Tuổi 18 rồi sẽ nhanh chóng qua đi. Tôi đã có sự lựa chọn cho riêng mình, cất giữ quá khứ, nâng niu thực tại và nắm lấy tương lai. Tôi tin mình sẽ thành công với lựa chọn của mình, một cánh cổng chắc chắn tôi sẽ vào được, một con đường chắc chắn tôi sẽ đi và một tương lai tôi muốn đang đợi tôi.
Tôi không muốn làm hạt cát vô danh trôi cùng năm tháng.
Tôi muốn sống và cháy hết mình cho khát vọng thanh xuân.
 Để một ngày nhìn lại, tôi có thể tự hào vì những lựa chọn, những cống hiến của mình cho đời. Tôi tự hào, chứ không hề tự kiêu, bởi tôi luôn biết mình là ai, mình có gì và chưa có gì...
Cuộc đời thật bất công, giầu thì bị ghét, nghèo thì bị khinh, thông minh thì bị đố kỵ ... Hãy có! nghị lực, bước tiếp và tươi cười với đời, để tiếp bước cùng quá khứ trong hiện tại và hướng tới tương lai. – Nhưng trong cuộc sống, đôi khi nói thì rất dễ, liệu có thực hiện được không!? 
*Tôi thích sự tốt và sự thật, nhưng tôi có thể thông cảm cho sự giả tạo và những thứ không tốt!
Phải nói rằng hiện giờ tôi rất hài lòng với cuộc sống hiện tại:  có Mẹ để phụng dưỡng, có anh em, bạn thân để tâm sự giận hờn vu vơ, có bè để tám chuyện nhăng cuội, có người thương để gửi gắm tâm tư… có hành lý kỷ niệm và trải nghiệm, có công việc công chung để quay cuồng, có học tập và mục đích để khát khao cống hiến ; Và tôi chưa có điều an lành trọn vẹn dành cho Mẹ, tôi chưa có làm…  Bây giờ ngồi đây đếm thời gian quản đời còn lại của cuộc đời ... tôi muốn viết lại về chính cuộc đời của mình cho vui. Những thứ chưa có là mục tiêu phấn đấu! Vì thế, tôi có! Tôi ý thức! Tôi rất hài lòng cuộc sống hiện tại!
*Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống, hãy luôn mỉm cười vì cuộc đời lúc nào cũng có chỗ dành cho bạn. (Sưu tầm)

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn

Rau thơm là gia vị phù hợp cho bữa ăn. Nhưng những loại rau ấy đã góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh. Dưới đây là 13 loại rau thơm giúp chữa bệnh và dùng làm món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày của bạn:


1. Rau răm

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn1
Tác dụng không ngờ từ rau răm

Còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục... Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.


2. Thì là (thìa là)

Công dụng   chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn2
Thì là giúp món ăn thêm hấp dẫn

Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.


3. Rau mùi

 Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.


4. Mùi mùi tàu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn3
Ngày nay, mùi tàu được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày

Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...


5. Húng chanh

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn4
Húng chanh có vị nhẹ, thơm, hăng....

Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.


6.Húng quế

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.


7. Bạc hà (húng cây)

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau   thơm thường ăn5
Bạc hà chữa cảm cúm rất hữu hiệu

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai. 


8. Sả (cỏ chanh)

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn6
Công dụng không ngờ từ cây sả

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.. 


9. Tía tô

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn7
Tía tô giúp cảm cúm.

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.

Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.


10. Rau diếp cá

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn8
Rau diếp cá làm mát máu

Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.

Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.

Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.


11. Lá lốt

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn9
Lá lốt thường được dùng chữa các bệnh

Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.

Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau rang, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…


12. Đinh lăng

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn10
Đinh lăng có nhiều tác dụng cho hệ thần kinh

Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các song alpha, beta và giảm tỉ lệ song delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn. 


13. Lá sung

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại rau thơm thường ăn11
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có nhiều tác dụng

Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật.

Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp.

St Internet