Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Hoa Thạch Thảo tím ngát một màu yêu thương



Hoa Thạch Thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch Thảo. 
Thạch Thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh nhỏ xíu xoè rộng ra. Hoa Thạch Thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch Thảo có nguồn gốc từ nước Ý, ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép rất đẹp. Tại châu Âu, Thạch Thảo tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Đôi khi Thạch Thảo cũng tượng trưng cho sự chính chắn vì nó thường nở vào cuối Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.
Chẳng biết từ khi nào tôi đã yêu loài Thạch Thảo, loài cúc dại dễ thương này. Lần đầu tiên gặp một cụm thạch thảo ở nhà người bạn tôi đã thích ngay. Có lẽ, bởi màu tím dịu dàng của loài hoa này đã Thu hút tôi.
Sau này, một lần vô tình tôi nghe được Elvis Phương ca:
"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi"
Tò mò, tại sao người ta nhắc hoa Thạch Thảo trong bài hát "Thu buồn" này nhỉ? Sao không là hoa Cúc? là hoa hồng hay hoa gì khác mà là loài hoa bé nhỏ, loài hoa đồng nội này?
Và thật sự bởi có một truyền thuyết buồn mà lãng mạn về hoa Thạch Thảo:
"Kể rằng ngày xưa ở một ngôi làng vùng ngoại ô có một đôi trai gái là Ami và Edible. Hai người này sống cạnh nhà nhau từ nhỏ và họ chơi với nhau rất thân.
Ngày tháng dần trôi, cô bé và cậu bé của ngày ấy nay đã trưởng thành. Edible giờ đây là một người có gương mặt khôi ngô, tuấn tú, dáng người cao cao và là tầm ngắm của biết bao cô gái trong làng. Nhưng anh không để ý tới ai cả vì trong lòng anh đã có hình bóng của người ấy, người con gái mà anh yêu chính là cô bé hồi đó bây giờ cũng đâu còn bé nữa đâu. Với làn da trắng, đôi môi mỏng, nho nhỏ, hồng hồng, xinh xinh cùng với mái tóc bồng bềnh màu gỗ nâu, những đường cong xoăn ôm lấy bờ vai nhỏ bé và khuôn mặt khả ái của Ami làm bao nhiêu chàng trai say đắm và mong ước có được trái tim nàng. Nhưng Ami chỉ đồng ý lấy ai thoả mãn được yêu cầu đó là đem về cho nàng một loài hoa lạ và nàng cảm thấy thích. Biết bao nhiêu chàng trai đã thử và đều lắc đầu bỏ cuộc. Không ai có thể tìm ra loài hoa mà nàng thích kể cả Edible người hiểu rõ tính cách của nàng nhất.
Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú.
Vào cái ngày hôm ấy, lúc hoàng hôn khi mà giỏ nấm của Ami đã đầy và Edible cũng đã săn được một chú nai rừng. Hai người cùng nhau đi về, nhưng hôm nay họ ko về đường cũ như mọi khi nữa mà họ đã rẽ sang đường khác. Trên đường về, họ cùng nhau trò chuyện và ngắm cảnh rừng núi. Bỗng Ami nói lớn, gọi Edible và chỉ cho anh bụi hoa dại màu tim tím mọc trên vách núi cao: "Chính là nó, loài hoa ấy, Ami thích, rất thích”.
Edible nhìn lên bụi hoa rồi nói với Ami:
- Ami đứng đây chờ tôi, tôi sẽ hái xuống cho Ami
- Không, không được. Edible vách núi cao và nguy hiểm lắm
- Nhưng đó là loài hoa Ami thích, Edible sẽ lấy xuống cho Ami.
- Không, Ami không cho Edible đi.
Lúc đó, Edible nhìn Ami mỉm cười rồi dùng ngón tay trỏ cốc nhẹ vào trán Ami:” Ami ngốc, đứng đây chờ anh, anh sẽ quay trở lại, sẽ mang nó xuống cho Ami, sẽ mang hạnh phúc đến cho Ami mãi mãi”.
Nói xong anh từ từ leo lên vách núi ấy. Mặc cho Ami ngăn cản. Vách núi cao dựng đứng thật nguy hiểm không cẩn thận trượt chân thôi là mất mạng ngay.
"Được rồi, cuối cùng thì Edible cũng làm được" -  Edible nắm được bụi hoa trong tay quay xuống nói với Ami nhưng tại sao tự nhiên anh lại cảm thấy chóng mặt quá.
Sao dưới mặt đất bây giờ lại có nhiều Ami thế. Anh bình tĩnh lại, quay xuống nói với Ami: "Ami! Edible làm được rồi, anh làm được rồi nhé!”
Anh thả bụi hoa xuống cho Ami rồi sau đó tìm cách leo xuống. Lạ quá, đầu anh đau lắm, mắt không còn nhìn thấy gì nữa chóng hết cả mặt. Đau quá, anh không thể minh mẫn được nữa. Tay anh mỏi dần, chân mềm nhũn ra…
- Edible…..KHÔNG…..Ami hét lên khi thấy Edible đang rơi xuống, thả người trong không trung.
Anh quay mặt về phía Ami nói: "xin đừng quên tôi" rồi nở nụ cười mãn nguyện và anh đã đi xa xa mãi.
Ami ngồi đó, ngồi bên bờ vực thẳm, ngồi như người mất hồn, không nói, không cười tay cầm lấy bụi hoa tim tím ấy. Cô ngồi đó cho đến khi người trong làng vào tìm kiếm và đưa cô về.
Một mình cô về được thôi còn Edible thì giờ đã không về được nữa rồi. Ami không khóc, cô không ăn uống gì cả, suốt ngày chỉ lặng lẽ ngồi trong vườn chăm sóc cho bụi hoa tim tím ấy, bụi hoa khiến cho Edible không về được nữa.
Cứ như thế trong suốt một thời gian, cho đến một ngày cô đã chìm vào giấc ngủ dài, dài đến nỗi không bao giờ tỉnh lại và trong giấc ngủ đó chắc chắn 1 điều rằng cô và Edible đã gặp được nhau và họ là của nhau mãi mãi.
Sau khi Ami chết đi loài hoa tim tím ấy được người dân trong làng chăm sóc cẩn thận. Ai ai cũng thương xót cho đôi tình nhân trẻ.
Ban đầu họ đặt tên cho nó là Forget me not, sau nhiều năm và qua được trồng ở nhiều nước nó lại có những cái tên khác nhau như Muget De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…
Và những đôi tình nhân trẻ thường tặng cho nhau loài hoa này để rồi sẽ mãi mãi không quên nhau, sẽ luôn ở bên nhau cho dù là chết."
Đó là câu chuyện tôi đọc được trên mạng. Giờ chẳng thể tìm ra đâu tình yêu lãng mạn như thế nhưng sao vẫn cứ thích.
Bài hát "Mùa thu chết" có lẽ cũng dựa vào truyền thuyết này mà viết nên chăng? Cả bài hát là sự chia ly mãi mãi, là sự đau buồn.
"Mùa thu đã chết, em nhớ cho mùa thu đã chết
Em nhớ cho mùa thu đã chết...
Đã chết rồi, em nhớ cho"
"Em nhớ cho đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này, trên cõi đời này.
Từ nay mãi mãi không thấy nhau,
Từ nay mãi mãi không thấy nhau,
Từ nay mãi mãi không thấy nhau."
"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo,
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em, vẫn chờ em,
Vẫn chờ, vẫn chờ... đợi em"
 
 
 

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

8 Cách Ngăn Ngừa Bệnh Alzheimer



8 Cách Ngăn Ngừa Bệnh Alzheimer 
 
  
 
  
 
Theo BS Weil, tuy nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer vẫn chưa biết chính xác, yếu tố lớn nhất vẫn là tuổi tác: sau 65 tuổi, cứ thêm 5 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh lại tăng gấp đôi. Sau 85 tuổi thì nguy cơ bị bệnh là 50%. Nếu bạn muốn giảm thiểu nguy cơ bằng cách thay đổi nếp sống 1 cách lành mạnh, thì hãy thêm 8 điều sau vào thông lệ hàng ngày của bạn. 
 
  
 
1. Thách thức bản thân mình. Ngày càng nhiều bằng chứng về y khoa cho thấy việc kích thích não (suy nghĩ) suốt đời là chìa khóa cho việc nuôi dưỡng và duy trì các tế bào não khỏe mạnh, chặn đứng việc giảm trí nhớ và có thể ngăn chặn được bệnh Alzheimer. Hãy thử làm công việc mình thích thú (có lương hay tình nguyện), theo đuổi các sở thích (như chơi cây cảnh, sưu tầm tem, …), tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, học ngoại ngữ, ca hát, hay cách dùng các phần mềm vi tính (computer software). 
 
  
 
2. Dùng 1 liều thấp thuốc aspirin hàng ngày. Một số công trình nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa việc dùng aspirin (hoặc các loại thuốc kháng viêm non-steroid khác) và sự giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 
 
  
 
3. Bổ sung Vitamin C và E. Một nghiên cứu ở trường ĐH John Hopkins cho thấy Vitamin C và E dùng chung có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. 
 
  
 
4. Hàng ngày nên dùng loại thuốc “bổ” multivitamin (đa sinh tố) chứa hàm lượng thích hợp a-xít phô-líc (acid folic tức là Vitamin B9) cùng các Vitamin B khác (tức là Vitamin B complex) vì chúng làm giảm mức homocysteine, 1 loại a-xít amin tạo ra do sự phân hủy đạm động vật. Người có homocysteine ở mức cao có nhiều khả năng bị bệnh Alzheimer. 
 
  
 
5. Nấu nướng với các loại gia vị có dược tính tốt. Nghệ, gừng, ớt chẳng những thêm hương vị cho món ăn mà còn là những chất kháng viêm thiên nhiên (còn gọi là kháng ô-xi hóa: anti-oxidant) . 
 
  
 
6. Dùng những thực phẩm giàu chất béo omega-3; trong đó phải kể cá hồi hoang dã vùng Alaska , cá mòi, bột hạt lanh (flaxseed) mới xay, và hạt óc chó (walnut). 
 
  
 
7. Đưa vào bữa ăn nhiều trái cây, rau củ trồng theo lối hữu cơ (không dùng phân hóa học / thuốc trừ sâu). 
 
  
 
8. Hạn chế dùng các loại dầu thực vật có chứa chất béo poly-unsaturated (như dầu hướng dương, dầu bắp, dầu safflower) mà thay bằng dầu ô-liu ép nguội (không nấu). 
 
  
 
Xin nói thêm:   
 
(1) Cơ thể chúng ta chỉ cần lương chất béo poly unsaturated chiếm 3 – 7 % năng lượng cần thiết hàng ngày, chất béo omega-6 chiếm 3% và omega-3 chiếm 0,5 – 1% –-nghĩa là tỉ lệ 5-1 hay 10-1 cho omega-6 và omega-3-- thế nhưng đa số chúng ta hiện nay dung nạp 2 loại chất béo này theo tỉ lệ 14-1 hay 20-1, rất có hại cho sức khỏe. Do đó, cần tăng thêm lượng omega-3 trong khẩu phần hàng ngày, có thể bằng cách uống dầu cá thu.. 
 
  
 
(2) Ở VN dầu ô-liu rất đắt; có thể thay bằng dầu đậu nành nhưng phải rất hạn chế vì trong 100g dầu đậu nành chỉ có 7g chất béo omega-3 mà đến 51g chất béo omega-6. 
 
  
 
(3) Có thể ngâm nhanh rau củ quả trong dung dịch dấm và nước ở tỉ lệ 10%  rồi rửa lại bằng nước thường để loại bỏ thuốc trừ sâu còn tồn đọng.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

28 trường Đại học và Cao đẳng của Dòng Tên tại Mỹ được xếp hạng “Các trường ĐH và CĐ tốt nhất năm 2013”



Tất cả các trường Đại Học của Dòng Tên tại Hoa Kỳ đều có tên trong báo cáo xếp hạng “Các trường Đại Học và Cao Đẳng tốt nhất” của Tạp chí U.S. News & World cho năm học 2013. Tất cả 27 trường Đại Học và trường Cao Đẳng Holy Cross của Dòng Tên tại Hoa Kỳ được đánh giá thuộc “Các trường tốt nhất về các môn khoa học, xã hội và nhân văn”.
Dưới đây là một vài điểm nổi bật của báo cáo xếp hạng năm nay:
  • Trường Đại học Creighton dành vị trí quán quân trong 10 năm đối với các trường đại học đào tạo thạc sĩ thuộc khu vực Trung Tây Hoa Kỳ.
  • Đại học Loyola Chicago và Đại học San Francisco tăng 13 bậc, từ 119 lên hạng 106 trong danh sách xếp loại các trường đại học quốc gia.
  • Tám Học Viện Dòng Tên tăng hạng trong báo cáo năm nay
Cha Gregory F. Lucey, SJ chủ tịch Liên hiệp các trường Đại Học và Cao Đẳng của Dòng Tên tại Hoa Kỳ nói rằng: “Một lần nữa, thật là tuyệt vời khi biết rằng tất cả 28 cơ sở giáo dục của Dòng Tên được kể vào trong số các trường cao đẳng và đại học tốt nhất nước Mỹ. Đây là một ghi nhận tuyệt vời cho những nỗ lực và nhiệt huyết của các vị hiệu trưởng, các nhà quản lí, các giáo sư và nhân viên đã không ngừng đóng góp cho trường trở thành môi trường giáo dục tốt nhất.”
Để biết thêm thông tin về bảng xếp hạng xin vui lòng truy cập U.S. News & World Report website. [Association of Jesuit Colleges and Universities]
XẾP HẠNG TOÀN QUỐC
21. Georgetown University
31. Boston College
58. Fordham University
83. Marquette University
92. Saint Louis University
106. Loyola University Chicago
106. University of San Francisco
XẾP HẠNG THEO NGÀNH KHOA HỌC, XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
32. College of the Holy Cross
XẾP HẠNG THEO KHU VỰC
Miền Bắc
2. Fairfield University
2. Loyola University Maryland
8. Saint Joseph’s University
10. University of Scranton
20. Le Moyne College
23. Canisius College
Miền Nam
9. Loyola University New Orleans
17. Spring Hill College
Trung Tây
1. Creighton University
4. Xavier University
7. John Carroll University
20. University of Detroit Mercy
21. Rockhurst University
Miền Tây
2. Santa Clara University
3. Loyola Marymount University
4. Gonzaga University
10. Seattle University
Websites của các trường ĐH và CĐ Dòng Tên tại Mỹ: http://www.ajcunet.edu/Member-Institutions
Chỉnh Trần, SJ
Chuyển ngữ từ bản tin của www.jesuit.org
VÀI HÌNH ẢNH VỀ CÁC TRƯỜNG DÒNG TÊN TẠI HOA KỲ
Đại học Creighton
————————
Cao Đẳng Holy Cross
———————–
Đại học Georgetown
————-
Fordham University
———–
Boston College

Tìm hiểu về danh hiệu “Tiến sĩ Hội Thánh”


Tiến Sĩ Hội Thánh nghĩa là gì? Ai xứng đáng được mang danh hiệu này?
Danh hiệu Tiến Sĩ ở đây không đồng nghĩa với học vị tiến sĩ được trao cho một sinh viên đạt được một trình độ cao trong một chuyên ngành tại các trường đại học. Trong Giáo Hội Công Giáo, danh xưng Tiến Sĩ Hội Thánh bắt nguồn từ tiếng Latinh “docere”, có nghĩa là dạy dỗ. Danh hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh được dành cho những vị thánh có một đời sống thánh thiện nổi bật, có các tác phẩm và các bài viết ảnh hưởng lớn trong việc bảo vệ chân lý đức tin. Đời sống và các bài viết của các vị thánh này góp phần quan trọng trong đời sống Giáo Hội, trong việc bảo vệ chân lý đức tin và chỉ ra những con đường nên thánh đáng cho mọi người trong Giáo Hội noi theo.
Thánh Ambrôsiô, thánh Augustinô, thánh Giêrônimô và thánh Giáo hoàng Grêgôriô I là những vị được phong Tiến sĩ Hội thánh tiên khởi vào năm 1298. Các ngài được biết đến như các Đại Tiến sĩ Hội thánh của Giáo hội Tây phương. Giáo hội Đông phương có bốn vị: thánh Gioan Kim khẩu, thánh Basiliô Cả, thánh Grêgôriô thành Nazien và thánh Anatasiô – được tuyên bố tước hiệu vào năm 1568 bởi Thánh Giáo hoàng Piô V.
Cho đến nay, Giáo Hội có 33 vị Tiến sĩ, trong đó có ba vị Thánh Nữ đó là Thánh Catarina thành Siêna và Thánh Têrêsa thành Avila và thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su.
Sắp tới, vào ngày 7 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 sẽ tôn phong 2 Tiến Sĩ Hội Thánh. Hai tân Tiến Sĩ Hội Thánh là thánh Hildegarde de Bingen, đan sĩ Dòng Biển Đức (1098-1179) và thánh Gioan Thành Avila (1502-1569).
thánh Hildegarde de Bingen
thánh Gioan Thành Avila
Sau đây là danh sách của 33 vị thánh Tiến Sĩ Hội Thánh:
1.    Thánh Atanasiô, giám mục thành Alessandria (296-373) nguời đã bênh vực thần tính của Chúa Giêsu chống lại Ông ARIO, và là một trong những vị thánh tiến sĩ nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương.
2.    Thánh Eâphrem của Siria (306-373), phó tế, rất giỏi về Kinh Thánh và việc mục vụ, tác giả của nhiều ca vịnh và của tập sách có tựa đề là “Chú Giải Kinh Thánh”.
3.    Thánh Ilariô thành Poitiers ( 315-367), giám mục và đã dấn thân chống lại lạc giáo của Ario, trong tập sách nổi tiếng của ngài có tựa đề là “Bàn Về Thiên Chúa ba Ngôi” (De Trinitate).
4.    Thánh Cirillo thành Giêrusalem ( 315-386), nhà hùng biện lỗi lạc.
5.    Thánh Grêgorio Nazianzeno (329-389), sinh tại Nazianzo vùng Cappadocia, nhà thần học nổi danh, có công giải thích những mầu nhiệm Kitô một cách sâu xa.
6.    Thánh Basiliô thành Cesarea (330 -379), giám mục, người có công tổ chức lại tinh thần đan viện đông phương.
7.    Thánh Giêrônimô thành Stridône (335-420), linh mục, người đã có công dịch Kinh Thánh ra tiếng latinh, được gọi là bản Phổ Thông (Vulgata) tiếng Latinh.
8.    Thánh Ambrôsiô thành Milanô (339-397) TGM Milanô.
9.    Thánh Gioan Kim Khẩu (347-407), nhà hùng biện có tài, dám chống lại Hoàng đế của Constantinopoli lúc đó theo lạc giáo của Ario, nên thánh nhân bị đày và chết trong cảnh bị đày.
10.    Thánh Agostino thành Tagaste (354-430), giám mục của Ippona, Bắc Phi, thần học gia và triết gia, tác giả của nhiều sách nổi tiếng, trong đó có hai tập sách “Confessions” (Tuyên Xưng) và “Thành Trì của Thiên Chúa” (City of God), được nhiều người biết đến.
11.    Thánh Cirillô thành Alessandria (376-444), một trong những người có công tổ chức công đồng Eâphêsô vào năm 431, và chống lại bè rối của Nstorio.
12.    Thánh Lêô Cả (400-461), giáo hoàng.
13.    Thánh Phêrô Kim Ngôn (380-450), nổi tiếng về những bài giảng và những bài viết về Thiên Chúa ba Ngôi.
14.    Thánh Gregorio Cả (540-604) giáo hoàng, có công canh tân phụng vụ, cỗ võ đời sống đan viện và những hoạt động truyền giáo.
15.    Thánh Isidoro thành Siviglia (560-636), người có công tổ chức lại Giáo Hội Công Giáo Tây Ban Nha thời đó.
16.    Thánh Bêda (673-735), thầy dòng Biển Ðức, người Anh.
17.    Thánh Gioan Ðamasceno (676-749), tu sĩ và sau đó được bổ nhiệm làm giám mục, có công áp dụng triết học của Aristote để giải thích giáo lý công giáo.
18.    Thánh PIER Damiani (1007-1072), tu sĩ, sau được bổ nhiệm làm giám mục, được thăng tước Hồng Y, đại diện Ðức Giáo Hoàng trong nhiều Công Nghị.
19.    Thánh Anselmô thành Aosta (1033-1109), Ðan viện phụ, giám mục, sang truyền gíao tại Canterbury, Anh Quốc.
20.    Thánh Bernardô (1190-1153), người Pháp, tu sĩ Citeaux, người có công canh tân dòng Citô.
21.    Thánh Antôn thành Padova (1195-1231), tu sĩ Phanxicô.
22.    Thánh Albertô Cả (1205-1280), người Ðức, tu sĩ dòng Ðaminh, sau được bổ nhiệm làm giám mục, thầy dạy Thánh Tômasô Aquinô.
23.    Thánh Bonaventura (1217-1274), tu sĩ Phanxicô, sau được bổ nhiệm làm giám mục, rồi hồng y.
24.    Thánh Tomasô thành Aquinô (1225-1274), tác giả của tập Summa Teologica (Tổng Luận Thần Học).
25.    Thánh nữ Caterina thành Siêna (1347-1380), tu sĩ dòng nữ ÐaMinh, có công hiệp nhất giáo hội bị chia rẻ lúc đó.
26.    Thánh Nữ Têrêsa thành Avila (1515-1582), nguời Tây Ban Nha, nguời có công canh tân dòng Carmêlô.
27.    Thánh Gioan thánh giá (1542-1591), người Tây Ban Nha, cộng tác với thánh Têrêsa thành Avila, để canh tân dòng nam Carmêlô.
28.    Thánh Phêrô Canisiô (1521-1597), người Hòa Lan, tu sĩ dòng tên.
29.    Thánh Roberto Bellarmino (1542-1621), người Ý, tu sĩ dòng tên, sau được bổ nhiệm làm giám mục và hồng y.
30.    Thánh Lorenzô thành Brindisi (1559-1619), tu sĩ capucin, đi rao giảng khắp Âu Châu, và qua đời tại Lisbon.
31.    Thánh Phanxicô đệ Salê (1567-1622), giám mục Genève, Thụy Sĩ.
32.    Thánh Alphonsô Maria de Liguori (1696-1787), người Ý, sinh tại thành Napoli, giám mục, sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, chuyên môn về thần học luân lý.
33.    Thánh nử Têrêsa Giêsu Hài Ðồng (Têrêsa thành Lisieux) (1873-1897), người Pháp, nữ tu dòng kín Camêlô tại Lisieux.
Augustine Nguyễn Minh Triệu S.J.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

BEST BAR TENDER (Russia's Got Talent? ) Amazing!!!!( Xiếc đặc sắc)

BEST BAR TENDER (Russia's Got Talent? ) Amazing!!!!( Xiếc đặc sắc)


This is no ordinary juggler!This short piece of video came from Russia, where they have a particular fondness for jugglers and drinking. 
This guy has some incredible eye-hand coordination. 

Số hóa băng cassette vào thẳng iPhone, iPod


Nếu bạn đang còn sở hữu một kho băng cassette hay, thì có thể chuyển nhanh chúng thành các file nhạc MP3 nghe trên điện thoại iPhone hoặc máy nghe nhạc iPod bằng thiết bị số hóa băng từ Cassette To iPod Converter.
 
Cách sử dụng thiết bị này khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt băng cassette vào hộc, đậy nắp lại rồi ấn nút phát. Toàn bộ nội dung mà bạn đang nghe sẽ được chuyển đổi thành file nhạc *.mp3 theo thời gian thực và được lưu trực tiếp vào bộ nhớ của iPod hoặc iPhone.
Ngoài ra, thiết bị này cũng hỗ trợ người dùng số hóa băng từ vào máy tính thông qua phần mềm tặng kèm khi mua máy.
Bạn cũng có thể dùng Cassette To iPod Converter để nghe băng cassette giống như chiếc máy nghe nhạc Sony Walkman kinh điển.        
Nó có kích cỡ 11,5 x 8,3 x 3,2 cm, nặng 230 g, tương thích với iPod, iPhone và máy tính chạy hệ điều hành Windows XP (hoặc mới hơn) hoặc Mac; sử dụng nguồn điện là 2 viên pin tiểu AA.
Hiện tại Cassette To iPod Converter đang được bán trên một số trang web ở nước ngoài (như http://goo.gl/vmcLv) với giá gần 80 USD (khoảng 1,6 triệu đồng).
 

Lê Nguyễn Bảo Nguyên

Yêu đi rồi làm



Bạn trẻ thân mến,
Tin Mừng Lc 21,1-4 kể về việc Chúa uốn nắn lối nhìn của các môn đệ về con người. Lúc ấy, trong đền thờ, có nhiều người đang dâng cúng tiền. Cảnh tượng diễn ra trong nơi thánh, gần bên kho tiền. Đó là nơi cất chứa lễ vật các tín đồ dâng cúng (2V 12,10). Ở cuối phòng người ta đặt các hòm tiền. Những kẻ giầu có, chiếm phần lớn, bỏ vào đấy “các số tiền lớn” (c.41b). Nhưng Chúa Giê-su để ý tới một sự kiện mà chẳng mấy ai lưu tâm: “Một người đàn bà góa tiến đến và bỏ vào đó 2 đồng tiền kẽm” (c.42).
Trong xã hội con người, vào thời nào cũng thế, có tầng lớp sống sung túc, lại cũng có tầng lớp sống nhờ của bố thí và lòng thương xót của người khác. Những người bị xã hội xem là dư thừa, bị xem là vô tích sự luôn luôn có; họ sống vất vưởng bên lền xã hội. Xã hội Do Thái thời Chúa  Giê-su, trong số những người bị đẩy ra bên lề, có các bà góa. Chồng chết, họ không còn nhận được sự trợ cấp tài chánh của chồng, họ lại không được ra ngoài làm việc như những người đàn ông để kiếm tiền nuôi thân. Vì thế, họ là những con người cần được thương cảm và giúp đở.
Bà góa trong tin mừng Luca có thể nói là một người nghèo theo nghĩa đen thật sự. Tuy nhiên, Chúa nhìn thấy nơi bà một lòng quảng đại, một một tình yêu thật lớn dành cho nhà Chúa. Hai đồng tiền kẽm chỉ đáng giá ¼ xu, đó là tất cả những gì bà có. Hai đồng tiền ấy thật sự chẳng đáng là bao đối với những người khác, thế nhưng đó là tất cả những gì bà có. Cho đi hai đồng tiền, bà đã cho đi tất cả những gì bà có để sống, không còn giữ lại gì cho riêng mình. Trong khi người giàu có có rất nhiều tiền, họ cho đi “cái dư thừa” của họ, thì người góa phụ bần cùng lại cho chính bà, cho đi chính cái đang cần thiết nhất cho cuộc sống của bà. Còn gương nào đẹp hơn? Bà xứng đáng được Chúa khen ngợi.
Các môn đệ ngỡ ngàng trước cách đánh giá của Chúa Giê-su, cách Chúa nhìn con người dựa trên tấm lòng của họ. Ngang qua lối đánh giá của Chúa, chúng ta được mời gọi ta tinh tế hơn trong cách nhìn về con người. Cần có một tâm hồn nhạy cảm để có thể nhận ra những giá trị thật lớn lao đằng sau những việc làm nhỏ bé. Ở đời, người ta thường đánh giá con người ngang qua bề ngoài, ngang qua sự lớn lao của những việc họ làm. Người ta để ý nhiều đến số lượng, nhưng lại thiếu tinh tế để có thể nhận thấy những giá trị bên trong, ẩn sau những đóng góp nhỏ bé. Người ta khen ngợi những kỳ tích, và ca tụng những điều kỳ vĩ ở dáng vẻ bề ngoài. Chúa cũng để ý đến những sự lớn lao, nhưng lại là sự lớn lao của tâm hồn, của lòng quảng đại, của tình yêu thương. Vì sao hình ảnh bà góa với hai đồng tiền tí xíu lại có thể là tấm gương mà Chúa dùng huấn luyện các tông đồ. Bà góa bỏ vào thùng ít hơn ai hết, nhưng Chúa lại thấy nơi bà một tình yêu lớn. Vì chỉ với tình yêu lớn, người ta mới có thể tặng cái thiết yếu nhất của mình cho người khác. Sở dĩ Chúa có thể thấy được nơi bà lòng quảng đại và một tình yêu lớn như thế, là vì trong thâm tâm, Chúa đã luôn có sẵn tình yêu, lòng cảm thông đối với những đối với người người khốn khổ. Việc ta có thể nhận ra những giá trị to lớn phía sau những hành động nhỏ bé của những con người khốn khổ tùy thuộc nhiều vào tình thương, sự đồng cảm, nhạy bén của ta đối với những con người nghèo khổ đó.
Có lẽ, hơn ai hết, mẹ Tê-rê-sa đã thấm nhuần bài học này từ Chúa Giê-su, và mẹ đã nhận nó như phương châm của đời mình. Mẹ nói với nhân loại bí quyết nên thánh của mẹ “Trong trần gian này, chúng ta không thể làm được những công việc cả thể, nhưng chúng ta có thể làm được những công việc nhỏ với một tình yêu lớn”.
Không ai không có gì để trao tặng,
chỉ có người không biết trao tặng mà thôi.
Tất cả mọi việc làm, dù nhỏ bé đến đâu,
nhưng được làm với tình yêu,
thì luôn có giá trị lớn lao trong trái tim của Chúa.
Thánh Augustino có lần nói “hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”
Tình yêu phải là động lực của mọi việc làm,
nếu không có tình yêu, mọi việc làm điều vô nghĩa.
Có thể chúng ta có nhiều tài năng, đóng góp những việc lớn lao,
nhưng nếu như những việc chúng ta làm nhằm khuyết trương danh tiếng của chúng ta,
thì quả là vô nghĩa.
Có thể chúng ta chỉ có 2 đồng tiền kẽm giống như hai đồng tiền của bà góa,
nếu chúng ta biết trân trọng và gởi vào đó
một tình yêu thương chân thành,
thì hai đồng tiền ấy sẽ là phương tiện thật đẹp để ta mở rộng tình yêu.
Xin Chúa mở lòng chúng con,
để tình yêu của Chúa tràn ngập tâm hồn chúng con,
để từng việc chúng con làm,
tràn đầy tình yêu.
AMDG
RADIO VATICANA
CHUYÊN MỤC: Lửa
NGƯỜI VIẾT: Nguyễn Hiền Nhu
 

Cái giá người môn đệ phải trả



Lm. Mark Link, SJ
Cuốn phim “A man for all seasons” (Người trong mọi hoàn cảnh) được xây dựng dựa theo cuộc đời thánh Thomas More.
Khi Kha Luân Bố khám phá ra Mỹ Châu, Thomas More mới là một thiếu niên mười mấy tuổi tại Anh Quốc. Chàng theo học tại Đại học Oxford. Sau khi tốt nghiệp Đại học, chàng dấn thân vào cuộc đời chính trị. Là một viên chức của triều đình, chàng được thăng quan tiến chức rất mau lẹ, năm 1529, vua Henri thứ VIII đã phong chàng lên chức Đại pháp quan của Anh Quốc.
Nhưng thảm kịch đã xảy đến cho Thomas More. Khi vua Henri VIII ly dị với hoàng hậu và tái kết hôn không đúng theo luật lệ. Để chống lại bất cứ ai phản đối cuộc hôn này, Henri ra lệnh cho một số quan chức triều đình ký vào một văn bản tuyên thệ rằng sự tái hôn của ông là hợp pháp. Ông truyền cho các vị chức sắc này là nếu họ từ chối không chịu ký vào văn bản ấy họ sẽ bị hạ ngục vì tội phản loạn. Và rồi thảm kịch đã xảy ra khi ngài Norfold mang văn bản ấy đến cho Thomas More. Ông này chẳng chịu ký bất chấp biết bao lời thuyết phục khuyên ông thay đổi ý. Cuối cùng, Norfolk không còn kiên nhẫn được nữa, ông nói với bạn:“Tôi không biết cuộc kết hôn có hợp pháp hay không, nhưng thây kệ nó! Thomas ơi, ông hãy nhìn vào tất cả những kẻ đã ký vào đây! Ông biết rõ những người này mà! Tại sao ông không thể làm như chúng tôi, nhân danh tình bạn của chúng ta?”
Thomas More vẫn từ chối. Ông không muốn tuyên thệ điều gì mà tận thâm tâm ông biết là sai trái. Cuối cùng, Thomas More bị tống giam. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1535 ngài đã bị hành hình vì tội phản loạn.
«««
Câu chuyện thánh Thomas More làm sáng tỏ lời dạy của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay: “Nếu tay con làm mất đức tin, hãy chặt nó đi!… Nếu chân con làm con mất đức tin, hãy chặt phăng nó đi!… Nếu mắt con làm con mất đức tin, hãy móc nó quẳng đi! vì thà rằng con bị chột mà vào nước trời hơn là còn toàn vẹn hai mắt mà bị ném vào hoả ngục”.
Chúa Giêsu không bảo chúng ta chặt chân tay, móc mắt, theo nghĩa đen, Ngài chỉ muốn dùng những thành ngữ quen thuộc của thời đại Ngài để nhấn mạnh một điểm quan trọng là:
Các môn đệ Ngài phải sẵn lòng hy sinh tất cả sự gì cần thiết để giữ mình khỏi phạm tội, phải sẵn lòng hy sinh cả những gì quí báu nhất đối với ta để được vào nước trời. Trong trường hợp Thomas More, điều này có nghĩa là hy sinh cả mạng sống mình.
Chúng ta chớ vội nghĩ rằng vì Thomas More là một vị thánh nên ngài đã tự hiến dâng đời sống một cách dễ dàng. Chúng ta hãy lắng nghe những lời trong lá thư ngài viết cho cô con gái của ngài ít lâu sau khi ngài bị giam, những lời này sẽ cho ta biết cuộc đấu tranh khủng khiếp xảy ra bên trong tâm hồn ngài như thế nào:
“Meg thân yêu, Bố sẽ không bất tín với Chúa, dù bố cảm thấy yếu đuối khi sắp phải đương đầu với nỗi sợ hãi. Bố nhớ lại sự kiện thánh Phêrô bắt đầu chìm xuống nước vì thiếu đức tin, khi thấy gió thổi mạnh, bố sẽ bắt chước ông kêu cầu Chúa Kitô nài xin Chúa giúp đỡ Bố. Bố tin rằng Chúa sẽ đặt đôi tay thánh thiện lên Bố và ngay trong cơn bão biển Chúa sẽ giữ cho bố khỏi bị chìm xuống… vì thế hỡi con gái yêu của bố, con đừng bối rối âu lo về bất cứ điều gì sẽ xảy đến cho bố trong cuộc sống dương trần này, không điều gì xảy ra ngoài ý Chúa, Bố rất xác tín rằng bất cứ điều gì tồi tệ xảy ra, thì chắc hẳn đó là điều tốt nhất đấy”.
Bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta đặt lại câu hỏi này: chúng ta có biết phòng tránh tội lỗi để đạt nước trời không? Chúng ta có biết canh chừng đối với bất cứ điều gì có thể khiến chúng ta đánh mất nước trời không?
Trong một lá thư của mình, một vị thánh danh tiếng người Pháp, Francis de Sales, đã nói về vấn đề cám dỗ và việc canh phòng chống lại tội lỗi như sau: “Mặc cho quân thù gào thét ở ngoài cửa, mặc cho nó gõ, nó la, nó gào, nó làm bậy làm bạ. chúng ta biết chắc rằng nó không thể đi vào nhà trừ khi chúng ta bằng lòng mở cửa cho nó”.
Vậy chúng ta cần tỉnh thức đề phòng tội lỗi. Khi cơn cám dỗ xảy đến – và chắc chắn nó sẽ đến chúng ta hãy nhớ lại những lời thánh Thomas More đã viết cho Meg con gái ngài:
“Bố sẽ nhớ lại sự kiện thánh Phêrô bắt đầu chìm xuống vì thiếu đức tin khi thấy gío mạnh thổi lên, và bố cũng sẽ bắt chước ngài kêu lên với Chúa Kitô và khẩn cầu Ngài giúp đỡ. Bấy giờ bố tin rằng Chúa sẽ đặt tay lên người bố và giữ bố khỏi chìm xuống giữa cơn bão biển”.
Tóm lại, sứ điệp của Chúa Giêsu ẩn chứa trong bài Phúc Âm hôm nay như sau; chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh để tránh tội và để đạt được nước trời. Và chúng ta cũng phải sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh để tránh tội và để đạt được nước trời. Và chúng ta cũng phải sẵn sàng bắt chước Thomas More Người đã hy sinh mạng sống mình vì nước trời.
Chúng ta sẽ kết thúc với những lời rút ra từ bài hát cổ xưa mà Giáo hội thường xử dụng trong Kinh nhật tụng giờ Kinh chiều của một số ngày Chúa Nhật trong năm phục vụ.
“Nghe danh hiệu Giêsu, mọi gối phải quì xuống,
Mọi miệng lưỡi phải xưng tụng Ngài là Vua vinh quang…. Hãy để Ngài ngự trị tâm hồn bạn. Hãy để Ngài chinh phục những gì chưa thánh thiện, những gì chưa đúng. Ước gì bạn biết lên tiếng gọi Ngài trong cơn cám dỗ. Hãy để Ngài che phủ bạn bằng ánh sáng và quyền năng của Ngài. Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang của Cha Ngài, để ngự trị trên trái đất. Ngài là Thiên Chúa cứu độ. Ngài là Đấng Kitô Chủ tế chúng ta”.
Lm. Mark Link, SJ
Theo: Tập các bài giảng Chúa nhật 26 Thường niên B.