Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Ngày hôm nay

Ngày hôm nay, tôi sẽ tin rằng mình là người đặc biệt, một người quan trọng. Tôi sẽ yêu quý bản thân tôi với chính những gì tôi có và không so sánh mình với những người khác.


Ngày hôm nay, tôi sẽ tự lắng lòng mình và cố gắng trầm tĩnh hơn. Tôi sẽ học cách kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Ngày hôm nay, tôi sẽ học cách tha thứ những gì người khác đã gây ra cho tôi, bởi tôi luôn nhìn vào hướng tốt và tin vào sự công bằng của cuộc sống.

Ngày hôm nay, tôi sẽ cẩn trọng hơn với từng lời nói của mình. Tôi sẽ lựa chọn ngôn từ và diễn đạt chúng một cách có suy nghĩ và chân thành nhất.

Ngày hôm nay, tôi sẽ tìm cách sẻ chia với những người bạn quanh tôi khi cần thiết, bởi tôi biết điều quý nhất đối với con người là sự quan tâm lẫn nhau.

Ngày hôm nay, trong cách ứng xử, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ, để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ.

Ngày hôm nay, tôi sẽ an ủi và động viên những ai đang nản lòng. Một cái siết tay, một nụ cười, một lời nói của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin bước tiếp.

Ngày hôm nay, tôi sẽ dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi sẽ làm tâm hồn và trí óc mình phong phú, mạnh mẽ hơn bằng cách học một cái gì đó có ích, đọc một cuốn sách hay, vận động cơ thể và ăn mặc ưa nhìn hơn.

Ngày hôm nay, tôi sẽ có một danh sách những việc cần làm. Tôi sẽ nỗ lực nhất để thực hiện chúng và tránh đưa ra những quyết định vội vã hay thiếu kiên quyết

Ngày hôm nay, tôi sẽ bỏ lại phía sau mọi lo âu, cay đắng và thất bại, khởi đầu một ngày mới với một trái tim yêu thương và hồn nhiên nhất. Tôi sẽ sống với những khát khao, mơ ước mà mình luôn ấp ủ.
Ngày hôm nay, tôi sẽ thách thức mọi trở ngại trên con đường mà tôi lựa chọn và đặt niềm tin. Tôi hiểu rằng, khó khăn là một phần của cuộc sống và chúng tồn tại là để tôi chinh phục và vượt qua

Ngày hôm nay, tôi sẽ sống hạnh phúc. Tôi sẽ trải rộng lòng để cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, để yêu thương và tin tưởng những người tôi yêu quý, và những người thương yêu tôi. Tôi sẽ làm những việc khiến tôi cảm thấy hạnh phúc: xem một bộ phim hài, làm một việc tử tế, giúp đỡ một ai đó, gửi một chiếc thiệp điện tử, nghe một bản nhạc yêu thích…

Và hôm nay, ngay bây giờ, tôi cảm nhận được hạnh phúc và sức sống mới để bắt đầu một ngày mới thật có ích – bất kể ngày hôm qua như thế nào.
Bạn cũng vậy nhé!


(st)

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Martin Heidegger

                                                 Martin Heidegger (1889 – 1976)

  • Dẫn nhập
  • 1. Tiểu sử
  • 2. Hữu thể luận của Heidegger
  • 3. Tiền Heidegger
  • 4. Hậu Heidegger
  • Kết luận


Dẫn nhập
Heideggerchịu ảnh hưởng nhiều bởi Husserl mà đặc biệt là ở phương pháp hiện tượng luận. Bởi thế, trước khi tìm hiểu tư tưởng của Heidegger thiết nghĩ phải nhắc qua Husserl để có thể thấy được một sự nối tiếp giữa hai triết gia này.
Với Husserl, hiện tượng luận nhấn mạnh đến chiều kích ngã học, tức là triết học của ông đặt nền trên căn bản là chủ thể. Chủ thể sẽ thực hiện “epoche” (đóng ngoặc) để có một kinh nghiệm nguyên uỷ về sự vật mà không bị những thành kiến bên ngoài chi phối. Việc thực hiện giảm trừ này được diễn ra dưới ý hướng tính của chủ thể. Như vậy có thể nói, ngã học giờ đây đã biến thành siêu ngã học, tức là một cái tôi nội tại hoá kiến thức; và như thế không chỉ có Cogito thuần tuý như của Descartes mà còn có Ego, Noesis (cogito) và Noema (cogitatum).
Heidegger tiếp nối hiện tượng luận của Husserl nhưng đồng thời cũng triển khai những nét mới. Cụ thể, hiện tượng luận không còn là ngã học nữa mà đúng hơn là thực thể học – Dasein. Heidegger thực hiện những cuộc tra vấn bắt đầu từ cái “Da” để tìm mối tương quan với cái “sein”. Dasein đã trở thành cái hữu tại thế. Nói vắn gọn, hiện tượng học của Heidegger khác Husserl ở chỗ không có cái tôi nội tại hoá kiến thức nhưng là một hành trình đi tìm hiện hữu Dasein trong chiều kích hữu thể học. Việc tìm kiếm đó được diễn ra trong thời gian.
1. Tiểu sử
Martin Heidegger (1889 – 1976) xuất thân từ một gia đình thợ thủ công ở vùng Rừng Đen (Hắc Lâm) nước Đức. Ông có dáng người nhỏ nhắn, sống một cuộc đời vô cùng giản dị và khiêm tốn. Ngay khi học trung học, ông đã có ý định đi tu. Ông vào nhà tập Dòng Tên, nhưng sau một tuần vì nhiễm bệnh nên phải xin ra. Ông học thần học với chủ đích tiếp tục tìm hiểu về ơn gọi của mình. Năm 1911, một cuộc khủng hoảng đã rẽ cuộc đời ông sang một hướng khác. Ông quyết định không còn đeo đuổi ơn gọi tu trì nữa và chuyển sang học triết học. Sau khi đậu tiến sỹ, ông muốn giảng dạy triết Trung Cổ tại đại học Freiburg danh tiếng. Nhưng đại học này lại không nhận vì thấy tư tưởng của ông khác lạ so với triết học Trung Cổ. Tuy có đại học khác sẵn sàng mời nhưng ông lại từ chối. Năm 1916 thấy thiện chí của Heidegger, Husserl đã nhận ông là trợ giảng cho mình. Kể từ đây, Heidegger bắt đầu đi sát vào tư tưởng của Husserl.
Năm 1917, ông kết hôn với cô Elfriede Petri theo đạo Tin Lành, rồi lại đánh bạn với giáo sư thần học Rudolf Bultmann ở đại học Marburg khi ông còn là giáo sư liên kết tại đây. Chi tiết này cho thấy Heidegger có một chiều hướng khá tự do cởi mở trong tín ngưỡng. Năm 1928, ông rời Marburg trở về Freiburg để kế nhiệm Husserl. Trước đó một năm, tức 1927 ông xuất bản cuốn Hữu Thể và Thời Gian. Có thể nói thế này, tư tưởng của Heidegger không liền một mạch trong suốt chiều dài lịch sử cuộc đời ông nhưng có những chuyển biến, cụ thể là chia làm hai giai đoạn khá rõ ràng: Tiền Heidegger và Hậu Heidegger. Sự khác biệt giữa Tiền và Hậu chính là những “turning point – khúc quanh”.
Heidegger cũng nghiên cứu tư tưởng của Nietzsche, cụ thể là quan niệm về siêu nhân, thế giới của những người mạnh, cần phải gạt bỏ đi những gì là tù túng, yếm thế. Nietzsche đã dùng Nihilism (hư vô học) để thay thế cho hữu thể học trong quá khứ. Cũng vì Heidegger nghiên cứu những tư tưởng này của Nietzsche nên Hitler muốn mời ông về dạy ở đại học Berlin nhưng ông đã từ chối; và cuối cùng ông cũng bỏ luôn đảng Đức Quốc Xã. Phải chăng Heidegger đã ủng hộ tư tưởng Hư Vô học hay chủ thuyết vô thần của Nietzsche? Vào năm 1866 hay 1867, mười năm trước khi ông mất, tuần báo Spiegel ở Đức đã phỏng vấn Heidegger. Trong cuộc phỏng vấn này, Heidegger cho thấy rõ lập trường của mình là không ủng hộ vô thần, nhưng đúng hơn tư tưởng của ông là phi thần, tức là bao gồm tất cả các thần, không loại trừ thần nào cả. Tư tưởng ấy vẫn còn bàng bạc trong câu nói nổi tiếng của ông: Chỉ có Chúa mới cứu được chúng ta (Only God can save us). Heidegger đã khẳng định Nihilism không phải là cái đích cuối cùng nhưng là Thiên Chúa, vì chỉ mình Ngài mới có thể cứu được con người mà thôi.
2. Hữu thể luận của Heidegger
Hữu thể luận của Heidegger mang hơi hướng thông diễn học khi ông nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ: dùng ngôn ngữ để thông qua ngôn ngữ chúng ta hiểu được điều muốn diễn đạt. Có ba khía cạnh trọng phương pháp của ông.
Trước hết, ông chiết ngữ từ phenomenology. Gốc từ là phenomen có nghĩa là cái tự bày tỏ ra. Cái tự tỏ bày này không phải là cái gốc nhưng chỉ là dấu chỉ để nhận ra cái gốc mà thôi. Tuy nhiên, để có thể nhận ra cái gốc rễ ấy thì cần phải có logos, vì chính logos nói lên cách thức tìm tòi diễn đạt. Với phương pháp chiết ngữ này, từ “Dasein” mà Heidegger sử dụng trồi lên nhiều ý nghĩa. Ta để ý sẽ thấy giữa từ Dasein sẽ có dấu ngắt “-“, nhưng đôi lúc lại không. Dấu ngắt ấy cho thấy cái “da” và cái “sein” có thể tách rời nhau. Còn khi không có dấu ngắt thì để hiểu “da” phải tìm về “sein” và ngược lại. Da nghĩa là tại, còn sein nghĩa là hữu. Như vậy, Dasein nói đến việc hiện hữu trong thế giới hay hữu-tại-thế (in-the-world- Being). Nói tóm lại, qua sự nhào nặn của Heidegger, hạn từ Dasein có thể chiết ra hay hợp lại và mỗi lần như vậy đều diễn tả những lớp ý nghĩa khác nhau.
Heidegger cũng tiến hành việc giải cấu (descontruction) để đi tìm ý nghĩa thật sự của hữu thể. Quả thật, hữu thể trong bất cứ thời đại nào cũng đều được quan niệm và hiểu ở một cách thức nào đó. Nhưng liệu những quan niệm và cách hiểu ấy có đúng hay chăng? Hữu thể có thật sự là như thế hay không? Heidegger cho rằng để có thể hiểu ý nghĩa thật sự của hữu thể thì phải tiến hành việc giải cấu, tức là phải quay lại để xem Aristotle quan niệm như thế nào về hữu thể, rồi thánh Thomas Aquino, Descaters …v. v. Qua việc giải cấu đó, ta sẽ thấy được khái niệm hay ý nghĩa nguyên uỷ của hữu thể.
Nếu đã có giải cấu thì không thể không có việc tái cấu (reconstruction), tức là xem những thời kỳ về sau sự hiện tỏ của hữu thể trong lịch sử như thế nào. Trong việc tái cấu này, dường như ngôn ngữ của thi ca là ngôn ngữ thích hợp nhất để nói về hữu thể, vì đó là thứ ngôn ngữ gợi hứng và giàu hình ảnh. Các thi sĩ dùng những kinh nghiệm diễn đạt của ngôn ngữ để nhận ra sự có mặt của hữu thể. Tái cấu hữu thể trong thi ca, ngang qua ngôn từ của thi ca là điều mà Heidegger muốn nhắm tới. Điều ấy được thể hiện khá rõ trong trích đoạn What calls for thinking của ông.
Theo Heidegger, cuộc suy tư về hiện hữu Dasein có thể diễn ra ở ba cấp độ khác nhau. Trước hết, suy tư ở cấp độ thực thể ontical (tại), vốn khởi đi từ sự quan sát những yếu tố thiết thực của cuộc sống làm nên hiểu biết mang tính hiện sinh. Kế đến, suy tư ở cấp độ hữu thể luận ontological (hữu), mô tả hiện tượng luận những cơ cấu còn tiềm ẩn, những hiểu biết mang tính nguyên hữu. Cấp độ thứ ba là ontic – ontological (tại – hữu), chính là Dasein. Dasein xuất hiện nhiều trong Tiền Heidegger. Heidegger không muốn sử dụng từ “con người” (thật ra Dasein cũng là con người), vì từ này đã được dùng quá nhiều nhưng không nói hết được ý nghĩa thực sự của hiện hữu con người. Với Dasein, Heidegger muốn nhắm đến việc con người khắc khoải tra vấn để tìm ý nghĩa của chính Dasein. Dasein ấy chủ động đi tìm ý nghĩa của việc mình bị quăng ném vào thế giới cũng như ý nghĩa của việc đang tại hữu ở đây là gì. Nói vắn gọn là đi tìm ý nghĩa sự hiện hữu của hữu thể. Hậu Heidegger lại có một sự chuyển hướng tư tưởng. Dường như việc tôi chủ động đi tìm chân lý, đi tìm ý nghĩa của hữu thể là dẫm vào vết xe đổ của những người đã đi trước với những quan niệm mà tôi đã phải cố gắng để giải cấu. Bởi thế, tôi càng chủ động đi tìm chân lý thì lại bị chân lý che mờ, càng tìm kiếm thì lại càng không thấy. Vậy phải làm sao để có thể vén mở được bức màn chân lý đây? Câu trả lời là, trong hành trình truy tầm chân lý một mặt con người cần mở ra để nắm bắt và đón nhận nhưng mặt khác cũng cần có sự tỏ lộ của chính chân lý. Đó chính là chân lý tự mặc khải. Bởi thế, điều cần làm bây giờ là phải sửa soạn, chờ mong với một thái độ sẵn sàng đón nhận chân lý.
Trên đây là một vài tư tưởng toát lược của triết gia Heidegger. Ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể những tư tưởng ấy ở những phần sau. Trước hết, ta hãy tiếp cận với Tiền Heidegger qua tác phẩm Hữu Thể và Thời Gian.
3. Tiền Heidegger
Chìa khoá đi vào tác phẩm Hữu Thể và Thời Gian chính là Dasein (tại-hữu). Cần phải nói rằng nếu chỉ có tại thì tất cả mọi sự vật đều tồn tại. Tuy nhiên, con người không những tồn tại nhưng còn biết mình hiện hữu, tức là ý thức được sự hiện hữu của mình. Như vậy, Dasein là thuật ngữ mà Heidegger muốn dành riêng cho hiện hữu con người. Việc con người hiện hữu trong thế giới không phải là về khía cạnh không gian như sách ở trong kệ sách, kệ sách ở trong phòng, phòng ở trong nhà, tức là những hữu thể có trương độ tồn tại cách khách quan; nhưng là một sự hiện hữu trong liên hệ ý nghĩa với thế giới, tức là có sự ý thức về thế giới ấy và thế giới ấy có ý nghĩa với con người. Thế giới chỉ thật sự có đó khi được con người ý thức về và con người cũng chỉ là con người trong mối quan hệ hiện hữu với thế giới. Heidegger đã nói, thế giới hình thành thế giới là như thế.
Trong thế giới mà con người sống có nhiều mối tương quan nhưng tựu trung chỉ có hai thái độ bao trùm lấy tất cả những tương quan đó: thái độ quan tâm hay dửng dưng. Trước hết, cái tôi-tại-thế trong sự liên quan với các sự vật ở hai mức độ: trong tầm tay (at hand) và trước tầm tay (before hand). Trước tầm tay là cái bây giờ tôi chưa cần, chưa dùng đến và vì thế thái độ của tôi đối với nó là dửng dưng. Còn những cái trong tầm tay là những sự vật mà tôi đang cần đến và thái độ của tôi đối với chúng là quan tâm. Chính sự liên quan với cái “at hand” làm cho tôi thật sự tại thế. Còn tương quan với những người khác là tương quan cùng tồn tại (with being). Tôi không thể đối xử với người khác như đối xử với đồ vật. Tôi và người khác đều là chủ thể, tôi không thể dùng họ như đồ vật. Tương quan giữa người với người thật khác với giữa người với vật. Mỗi người có một chỗ đứng riêng “ở đây” (here) hay “ở đó” (there). Vì thế, không ai có thể thay thế cho ai được. Trong tương quan với tha nhân cũng có hai thái độ, một là dửng dưng chẳng quan tâm gì; hai là ân cần và quan tâm thái quá dẫn đến tình trạng nói thay làm thay cho người khác. Như thế, tôi đã vô tình đẩy tha nhân xuống vị thế của người phụ thuộc và tôi vươn lên thành kẻ thống trị. Tuy nhiên, tư thế ấy cũng có thể bị đảo ngược, tức tôi trở thành kẻ bị trị, rơi vào trạng thái vong thân trong thế-giới-người-ta. Chính trong ý hướng này mà Heidegger đề cập đến sự hiện hữu bản chân và phi chân.
Hiện hữu phi chân là khi chủ thể đánh mất chính mình trong thế-giới-người-ta. Chủ thể núp sau đám đông, không còn vẻ độc đáo và cũng không dám nói lên chính kiến của mình nữa. Cái tại giờ đây đã bị lu mờ đi. Chủ thể trốn tránh chính mình và tìm kiếm một cõi-người-ta để dung thân. Heidegger nói rằng thông thường thì Dasein sẽ đảm đương lấy chính mình và dự phóng cuộc đời mình dựa trên những khả thể của riêng nó. Tuy nhiên, trong thường nhật tính, chủ thể thường đánh mất mình bởi cái-người-ta. Cần có một tiếng gọi của lương tri (the call of conscience) để kéo chủ thể ra khỏi thế-giới-người-ta ấy. Tiếng gọi này sẽ mang đến cho chủ thể một khoảng lặng, một điểm dừng để từ đó chủ thể có thể hiểu và suy nghĩ về những gì mà người ta nói, người ta làm. Nhờ vậy, chủ thể bắt đầu tách mình ra khỏi đám đông và dám đảm đương lấy chính cuộc sống của mình.
Khi chủ thể đảm đương lấy chính mình, dự phóng mình trên những khả năng riêng tư của mình thì khi đó chủ thể đã hiện hữu bản chân. Việc chuyển từ hiện hữu phi chân sang bản chân là một quá trình với khởi điểm là sự lo âu, xao xuyến và quan tâm về tính hư vô của thế giới hay của chính bản thân Dasein. Đối với Dasein, hư vô tính hay cái chết chính là khả thể bất khả thắng vượt mà mỗi Dasein phải đối diện và phải dự phóng mình trên đó. Không ai có thể chết thay cho ai được, cũng chẳng ai có thể kinh nghiệm được cái chết qua cái chết của người khác. Cái chết là điều gì đó rất riêng tư mà mỗi người phải đảm nhận lấy. Chính với nỗi lo âu, xao xuyến trước cái chết; mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình để việc hiện hữu rất riêng của mỗi người có ý nghĩa.
Việc Dasein phải đối diện với cái chết nói lên thực tế rằng Dasein bị quăng ném vào thế giới và chịu sự chi phối của thời gian, tức là sự hiện hữu của Dasein có điểm bắt đầu và kết thúc. Thời gian là cái bao trùm, gói ghém lấy hiện hữu nhưng đồng thời cũng là nơi để cho hiện hữu tỏ lộ ra. Hiện hữu có trốn tránh thời gian đi chăng nữa thì thời gian vẫn mãi còn đó. Mỗi cái hiện tại là tương lai của quá khứ và lại là quá khứ của tương lai. Quá khứ được cô đọng lại trong hiện tại, tức là nó đã đi qua nhưng thật sự lại không hề qua đi. Còn tương lai lại là dự phóng của hiện tại, là cái mà hiện tại sẽ tỏ lộ ra. Bởi thế, từ khi Dasein bị quăng ném vào thế giới cho đến thời điểm hiện tại nó không ngừng hướng về khả thể bất khả thắng vượt của mình là cái chết. Chỉ khi nào Dasein cảm thấy an tâm và sẵn sàng đảm nhận cái chết của mình lúc ấy Dasein mới thật sự hiện hữu bản chân. Còn ngược lại là một sự hiện hữu phi chân, Dasein bị vong thân trong một thế-giới-người-ta.
4. Hậu Heidegger
Vấn đề chính yếu trong Hậu Heidegger là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là nhà của tư tưởng. Ngôn ngữ che đậy nhưng cũng vén mở chân lý. Trước kia con người bằng mọi nỗ lực đi lùng kiếm chân lý. Bây giờ chân lý là chân lý tự tỏ lộ, vì nếu chủ động đi tìm kiếm thì cái tìm được cũng chưa chắc có phải là chân lý hay không mà phần nhiều sẽ là kết quả của một lý trí duy kỹ thuật. Bởi vì, chỉ với những dụng cụ kỹ thuật ta mới tìm được điều mình muốn tìm một cách chắc chắn rõ ràng. Nhưng chính điều này lại là một sự lừa dối đối với con người khi họ bằng lòng với những kết quả của kỹ thuật và xem đó là cái đích của sự tìm kiếm rồi.
Có thể nói thế này, ngôn ngữ của khoa học kỹ thuật mang tính hình thức và đóng khung, tiêu biểu là ngôn ngữ mang tính logic. Logic đã biến ngôn ngữ thành những hình thức và cấu trúc chết cứng. Nó làm cho người ta chỉ để ý đến cấu trúc mà chẳng quan tâm mấy đến ý nghĩa của ngôn từ. Từ việc chỉ quan tâm đến cấu trúc của ngôn ngữ, người ta xa dần bản chất đích thực của ngôn ngữ cũng như xa dần việc lắng nghe để nhận lấy ý nghĩa và nội dung của chính lời được phát ra. Thêm vào đó, chính vì sự cứng nhắc của cấu trúc nên ngôn ngữ khoa học không thể nào truyền tải hết những gì sự vật tỏ bày, vì sự vật tỏ lộ trong “muôn hình vạn trạng” mà ngôn ngữ khoa học lại nghèo nào trong hình thức. Do vậy, với Heidegger thơ ca mới là ngôn ngữ phù hợp với triết học, vì có lẽ thơ ca vừa uyển chuyển trong việc khai mở sự tỏ lộ của sự vật, lại vừa mang ý nghĩa chất chứa trong ngôn từ. Thơ ca uyển chuyển vì thơ ca không mang hình thức cụ thể. Thơ ca có ý nghĩa chất chứa vì tự bản chất lời đã muốn truyền tải điều được nói đến trong chính lời rồi. Hơn thế nữa, lời không chỉ truyền tải những gì bên ngoài giác quan những còn có thể truyền những tâm tình, những cảm nhận nơi tinh thần. Do vậy, sự truyền tải và mô tả của thơ ca có tính trọn vẹn và triệt để hơn. Chính sự trọn vẹn này của thơ ca mà ngôn ngữ cần được lắng nghe, suy niệm và chiêm nghiệm vì lời mang sức mạnh nội tại nơi chính nó. Duy trì sự lắng nghe, suy niệm và chiêm niệm là để cho lời đi vào trong tận thâm cung của hữu thể con người, chính nơi đó ngôn ngữ có thể tỏ lộ chính yếu tính của nó cho trọn vẹn hữu thể con người. Cũng vì lý do đó mà ngôn ngữ thi ca có thể giúp con người nhận ra dấu vết của hữu thể và tiếp cận với Tuyệt Đối dễ dàng hơn. Bởi vì, hữu thể giờ đây không đứng trong một tâm thế để nắm bắt chân lý nhưng là một thái độ chuẩn bị, sửa soạn để đón chờ chân lý tỏ lộ ra, và nhờ thế mà nhận biết được chân lý.
Chân lý tuyệt đối này không phải là hư vô nhưng cũng không phải là cái có bình thường. Đó là giới hạn mà suy nghĩ con người không thể vượt quá. Lúc ấy, với ngôn ngữ gợi mở của thi ca ta mới có thể hy vọng ‘bập bẹ’ một điều gì đó về tuyện đối. Như vậy, Heidegger không chủ trương hư vô cho bằng một “Atheist Philosophy” – triết học phi thần, tức là cái nằm ngoài những gì mà con người cho là thần. Trong lĩnh vực này con người không thể chủ động nắm bắt được gì cả mà chỉ có thể đón chờ để chân lý mặc khải ra mà thôi.
Kết luận
Với hy vọng có thể khắc hoạ một vài nét tổng quát về tư tưởng và cuộc đời của triết gia Heidegger, bài tóm lược này tuy còn sơ sài nhưng đã cố gắng cho thấy phần nào những điểm quan trọng khi nhắc đến ông. Cuộc đời của Heidegger gắn liền với những khúc quanh làm thay đổi định hướng cuộc sống và đưa tư tưởng triết học của ông đến những ngã rẽ khá ngoạn mục. Với Tiền Heidegger, ta có thể thấy ông nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc hiện hữu con người. Hiện hữu đó là hiện hữu hướng về cái chết nên mỗi người cần có thái độ an tâm, sẵn sàng để có thể dự phóng cuộc đời mình trên khả thể bất khả thẳng vượt đó. Chính tâm thế sẵn sàng này khiến cho việc hiện hữu của con người có ý nghĩa; và đó chính là hiện hữu bản chân. Với Hậu Heidegger, việc tìm kiếm và mong muốn diễn đạt hữu thể lại được thay thế bằng một thái độ chờ đợi để hữu thể tự tỏ lộ. Với ngôn ngữ giàu hình ảnh và rất gợi hứng của thi ca, con người có thể mon men, bập bẹ để từng bước tiếp cận với hữu thể ấy.

Vũ Đức Anh Phương, S.J.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Dễ, Khó

DỄ là nói chẳng nghĩ suy
KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra.
DỄ làm đau đớn người ta
KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
DỄ là biết được Vô thường
KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần,
DỄ là độ lượng bản thân
KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
DỄ là vong phụ ân thâm
KHÓ, câu tình nghĩa ngàn năm dạ hoài..
DỄ là phạm những điều sai
KHÓ, tâm học hỏi những ai hơn mình,
DỄ cho kẻ khác niềm tin
KHÓ là luôn giữ chính mình thẳng ngay.
DỄ là nói những điều hay
KHÓ thay Sống tựa trình bày ngữ ngôn.
DỄ là suy tính thiệt, hơn..
KHÓ lùi một bước nhịn nhường lẫn nhau.
DỄ là sống vội, sống mau
KHÓ dừng chân lại thở sâu, biết là…
DỄ là hứa hẹn, ba hoa..
KHÓ lời tín nghĩa thiệt thà một khi.
DỄ là gieo rắc thị phi
KHÓ là nội quán, tự tri lại mình
DỄ là chiến thắng, quang vinh
KHÓ lòng khiêm hạ, thấy mình nhỏ nhoi.
DỄ xin địa chỉ mọi người
KHÓ mà tìm được chỗ ngồi trong tim.
DỂ biết nói, khó biết im
KHÓ cùng ánh sáng, dễ tìm bóng đêm.
DỄ vụng chân ngã xuống thềm
KHÓ vùng đứng dậy vượt lên chính mình
DỄ biết trời đất rộng thênh
KHÓ là biết được ” ngôi đền tự tâm ”
DỄ vui sáu nẻo thăng, trầm
KHÓ lần ngán ngẩm âm thầm hồi hương.
DỂ khi mất cảm thấy buồn
KHÓ, trong hữu Phúc biết thương, giữ gìn.
DỄ là vun quén quanh mình
KHÓ, tình trải rộng ánh nhìn vị tha.
DỄ cho ngày tháng đi qua
KHÓ là tỉnh thức trong ta vài giờ..
DỄ Sinh, dễ Tử mơ hồ..
KHÓ khi đối diện nấm mồ Tuệ tri!..
DỄ là viết những lời thi
KHÓ rằng mơ ước đời ni vẹn toàn.
Thôi, chừ tìm cái bồ đoàn
Dễ là ngồi xuống, Khó hàng phục tâm.
Dầu sao cũng quyết một lần
Bằng không khó, dễ.. lần khân nối dài…
( Thích Tánh Tuệ )

Những Mảnh giấy cuộc đời

Một tờ Giấy khai sinh            
Đời bắt đầu từ đó                 
Khổ, vui.. rình lấp ló                     
Theo gót ta vào đời.     
        
Rồi suốt bao năm trời
Miệt mài cùng sách vở            
Phấn đấu cả một thời             
Được mảnh bằng, ná thở!          
Kế, nên chồng nên vợ                        
Một tờ giấy kết hôn              
Từ đó xác lẫn hồn                
Trói trăn vào ngục thất.         
Xuôi dòng đời tất bật            
Tranh đấu cùng bon chen,         
Nhọc nhằn biết bao phen          
Một tờ tiền “xỏ mũi”  
       
Phải ra lòn, vào cúi             
Mới được tờ “thăng quan”      
Muốn ngó dọc, nhìn ngang         
Phải bao lần khúm núm.   
        
Bằng khen, ôi hí hửng            
Danh dự được là bao!                      
Chút hư vinh sóng trào           
Ai vỗ tay hoài mãi.               
Tuổi chiều đời bải hoải
Đến phòng mạch mới hay.
Cầm giấy bịnh trên tay
Thở dài, từ nay khổ..
Một ngày buồn, nghỉ thở
Xuất hiện tờ điếu văn
Mấy mươi năm cõi trần
Giấy vàng.. bay đầy phố.
Mấy ai bừng tỉnh ngộ 
Buông những tờ giấy trên 
Giá trị đời đặt lên
Khiến ta thành nô lệ.
Mắc gì mà phải thế!
Gót chân mòn ngược xuôi. 
Thôi đuổi bóng tìm mồi
Liền thảnh thơi cười nụ.
Hãy sống đời lạc trú
Với hiện tại đang là. 
Từng ngày từng ngày qua
Hồn thăng hoa, tỉnh thức.
Mảnh giấy nào là thực
Khi hơi thở.. chê rồi?    
Tất cả là trò chơi
Bởi loài người sáng tạo
Tương đối và hư ảo  
Trên kiếp đời mong manh.
Ai buông giấy không đành
Còn chạy quanh mù mịt… 
 Thích Tánh Tuệ
Hanh phuc la mot tien trinh - dongten (12)

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Cận cảnh quy trình chụp ảnh... nude tập thể


 
Việt Anh - Theo MASK
Đi theo nhiếp ảnh gia Spencer Tunick để "bắt" những khoảnh khắc nude tập thể đặc biệt...
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Có 20 năm kinh nghiệm cầm máy, Spencer Tunick - nhiếp ảnh gia người New York - Spencer Tunick đã đưa tới công chúng một khía cạnh mới trong trường phái chụp ảnh nude: chụp ảnh nude tập thể, với hàng ngàn nhân vật trong bức hình.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Triết lí của ông là “Individuals en masse, without their clothing, grouped together, metamorphose into a new shape”. Tạm dịch có nghĩa là: Cơ thể cá nhân, trần trụi, hợp thành nhóm tạo nên một hình dạng mới. 
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Mục đích mà ông hướng tới khi sáng tạo nghệ thuật là khai thác vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể con người, khi hòa hợp với nhiều cá nhân khác và đặt trong sự tương phản với các công trình kiến trúc cũng như cảnh quan thiên nhiên rộng lớn.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn những bức ảnh của Spencer là số lượng người tham gia chụp ảnh. Cả nam và nữ, số lượng tình nguyện viên tham gia vào công việc của ông lên tới hàng ngàn, thậm chí có khi lên tới hàng chục ngàn.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Một bức ảnh được chụp tại nhà hát Opera Sydney, 1/3/2010. Theo các nhà tổ chức, số lượng nhân vật trong bức hình của Spencer là 5.200 người, tất cả đều không một mảnh vải che thân.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Địa điểm hay được Spencer lựa chọn là các công trình kiến trúc rộng lớn như quảng trường, sân vận động, bên ngoài nhà hát hoặc các địa danh du lịch thiên nhiên nổi tiếng.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Ví dụ điển hình là bức ảnh về bãi đỗ xe Europarking tại thủ đô Amsterdam chụp ngày 3/6/2007.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Hay như toàn bộ chỗ trống của sân vận động Ernst Happel tại thủ đô Vienna , Áo bị lấp đầy bởi hàng ngàn người tình nguyện ngày 11/5/2008.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Để có được một bức ảnh nghệ thuật hoàn mĩ, công đoạn chuẩn bị của cả một ê-kip và đích thân nhiếp ảnh gia là khâu tối quan trọng. Ê-kíp cần xây dựng kịch bản theo concept của Spencer Tunick, lên kế hoạch và đồ họa trước trên máy tính thật kĩ lưỡng rồi mới tiến hành sắp xếp thực.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Cận cảnh quá trình phủ sơn lên người vài trăm vận động viên của ekip nghệ thuật phục vụ cho bức ảnh sắp chụp tại Quảng trường Lớn Max-Joseph-Platz ở Munich vào ngày 23/6/2012.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Còn đây là thành quả: bức ảnh được chụp sau khi các tình nguyện viên “thay đổi màu da” của họ, đứng thành vòng tròn lớn bao quanh một tượng đài.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Mỗi bức hình mang đến một thông điệp không chỉ về nghệ thuật mà còn ẩn chứa cả ý nghĩa nhân văn. Hàng ngàn người khỏa thân đã cùng nhau chụp bức ảnh trên ở dãy Alps trong chiến dịch hành động vì môi trường chống lại biến đổi khí hậu.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Spencer đã tạo hình cho những tình nguyện viên nằm “co quắp và la liệt” trên sông băng Aletsch ở Thụy Sĩ. Tư thế mà ông muốn diễn tả là hình ảnh con người suy kiệt, chết dần chết mòn vì sự nóng lên của Địa cầu.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Hàng ngàn người không quần áo đứng khoác vai nhau thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng, của nhân loại. Bức ảnh được chụp tại Quảng trường Trung tâm Zocalo ở Mexico City ngày 5/6/2007.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Trong bức hình này, phông nền là hàng ngàn người khỏa thân đang nằm làm nổi bật hình ảnh người khuyết tật ở trung tâm. Nó gửi tới thế giới một thông điệp: người tàn tật cần phải được sống trong sự đùm bọc và chở che của xã hội.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Những người mẫu nude tại cánh đồng nho Bourgogne gần Maçon, Pháp được nhiếp ảnh gia tạo hình với những chai vang ngược giơ cao. Bức ảnh này đã chung sức với tổ chức Hòa bình xanh (Green Peace) trước thềm các cuộc đàm phán tại Copenhagen trong việc kêu gọi mọi người về mối nguy của biến đổi khí hậu.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Khoảng 450 phụ nữ đã tham gia vào tác phẩm kì công này. Để có được tấm hình này, họ phải tới Ga Trung tâm ở New York từ 3 giờ sáng và tạo hình theo ý tưởng của Spencer.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Bức ảnh đầy cảm xúc khi mọi thành viên người mẫu nude tham gia buổi chụp hình thể hiện tình cảm trao cho nhau với những chiếc hôn thân thiết.
can-canh-quy-trinh-chup-anh-nude-tap-the
Không chỉ nhiếp ảnh gia mà chính những tình nguyện viên cũng hạnh phúc khi hoàn thành những tấm hình của mình, góp phần vào việc tạo nên một bức ảnh nhiều ý nghĩa nhân văn và nghệ thuật

 

3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng trong ẩm thực Việt


Hủ tiếu là món ăn bao gồm nước súp, thịt và bánh bột, sợi nhỏ như sợi bún. Không ai biết hủ tiếu có mặt ở Việt Nam từ khi nào, nhưng chắc một điều là nó có mặt sau khi người Hoa được các chúa Nguyễn cho vào định cư ở phía Nam.
Hủ tiếu sau khi vào miền Nam được người Việt cải biến để hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Và cũng đã từ lâu có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.
3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng trong ẩm thực Việt
Hủ tiếu là món ăn bao gồm nước súp, thịt và bánh bột, sợi nhỏ như sợi bún.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Tên hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện vào đầu thập niên 60, khởi đầu từ các xe, các quán hủ tiếu bên đường, ở bến xe với các tên nghe rặc Tàu như là : Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Nam Sơn, Diệu Ký, Quang Ký, Oai Ký, Gia Ký, Tuyền Ký. . . trải rộng từ Mỹ Tho đến Gò Công vào tận các quận Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy...
3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng trong ẩm thực Việt
Hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Ðào). Muốn hủ tiếu ngon thì bánh phải khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng trong bóng, bắt mắt.Tô hủ tiếu ngon, hơn kém nhau còn tuỳ thuộc vào nồi nước lèo. Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt, mực khô cùng với những loại rau củ như củ cải, cà rốt... Các món phụ gia góp phần làm nên danh hiệu hủ tiếu Mỹ Tho là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương (sau này còn có thêm rau cần). Ăn hủ tiếu dai Mỹ Tho với giá sống, chút hẹ cắt khúc, nặn miếng chanh, thêm chút nước tương. Hủ tiếu Mỹ Tho nấu với thịt heo bầm, có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, có người đòi thêm đồ lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa.
3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng trong ẩm thực Việt
Hồi trước hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày trên mặt, trông ngon mắt. Giờ để giá thành hợp túi tiền của số đông, người ta thay bằng sườn và trứng cút .
Ghé Mỹ Tho, phải tìm đến mấy quán hủ tiếu trên đường Trưng Trắc, dọc bờ sông thì mới đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chánh gốc.
Hủ tiếu Sa Đéc
Tuy không "nổi đình nổi đám" bằng hai bậc đàn anh, nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn có một giá trị đặc biệt trong lòng người sành thưởng thức món ngon.
3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng trong ẩm thực Việt
Sa Đéc là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Làng nghề truyền thống chuyên làm bột, làm bánh hủ tiếu, bánh phở nơi đây tồn tại đến nay có trên 4 đời (khoảng hơn 100 năm). Bột Sa Đéc với "nhãn hiệu trình tòa" Con Nai nổi tiếng ngon nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đến Sa Đéc bằng ngả nào, người ta cũng bắt gặp cảnh phơi bột trên những chiếc vỉ đậy cẩn thận.
Bánh hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.
3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng trong ẩm thực Việt
Nguyên liệu quan trọng khác của hủ tiếu Sa Đéc là thịt nạc băm, thịt nạc nguyên miếng dày, miếng chả vàng, tim, gan... đều mới "ra lò", còn nóng ấm. Điểm xuyết nét đẹp mắt và ngon thơm miệng lưỡi cho tô hủ tiếu Sa Đéc có hành lá xắt nhuyễn, mấy cọng hành, nhất là sự hiện diện của "tăng xại" - cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Bên cạnh tô hủ tiếu là đĩa giò cháo quẩy, đĩa rau tươi (giá, hẹ cắt đôi, cần tàu và xà lách), chén nhỏ xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm.
Hủ tiếu Nam Vang
Nhiều người gọi đùa món hủ tiếu Nam Vang là món ăn "đa sắc tộc". Bởi nó có nguồn gốc từ Campuchia, do người Hoa chế biến cho người... Việt thưởng thức.
Tô hủ tiếu Nam Vang nguyên gốc của người Tiều bên Campuchia chỉ có thịt heo nạt xắt miếng và bằm, đĩa rau ăn kèm gồm xà lách, giá. Về đến Sài Gòn lại có thêm nhiều chất đạm phụ như tôm sú, tim, gan, phèo non, trứng cút…
3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng trong ẩm thực Việt
Nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng rồi mới cho các nguyên liệu phụ vào. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực... Nhưng nhất thiết phải có thịt băm. Và đĩa rau ăn kèm món này cũng đa sắc hơn nhờ có thêm rau cần, tần ô, hẹ. Nhờ vậy tô hủ tiếu đã ngon lại còn hấp dẫn hơn rất nhiều.
Nước dùng muốn đạt được chất lượng cao phải nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm.
3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng trong ẩm thực Việt
Gần 20 quán hủ tiếu Nam Vang phân bố khắp các quận tại Sài Gòn có chất lượng suýt soát nhau, trong đó 4 quán hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng nhất trên đất Sài Gòn: Hủ tiếu Hồng Phát - đường Võ Văn Tần, Hủ tiếu Tylum - đường Huỳnh Mẫn Đạt, Hủ tiếu Liến Húa - đường An Dương Vương, Hủ Tiếu Song Nguyên - đường Bùi Hữu Nghĩa.
                                                                    Theo Yeudulich
 

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương ở Sài Gòn



 Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 1
Tô phở được ông chủ “tuyên ngôn” rằng, "Phở là nguồn
gốc Hà Nội, nấu theo phong vị Sài Gòn"
Nằm trên con đường sầm uất Lê Văn Sỹ ở quận Tân Bình, danh phở Phú Vương đã tồn tại gần 20 năm qua thu hút một lượng lớn thực khách từ tinh mơ sáng cho đến tận giữa đêm. Chỉ cần nhìn thấy bảng hiệu hoành tráng, mặt tiền rộng rãi gồm hai căn nhà liên tiếp cũng đủ thấy quán ăn nên làm ra với món phở được ông chủ “tuyên ngôn” rằng, "Phở là nguồn gốc Hà Nội, nấu theo phong vị Sài Gòn".
Chủ quán là ông Cử, sinh ra tại Sài Gòn nhưng quê gốc ở Nam Định. Cha mẹ ông vào Sài Gòn năm 1954, phải chăng do vậy mà vị phở Phú Vương rất hợp với người Nam, giống như câu chuyện của phở Thái Sơn ở khu trung tâm Sài Gòn?
Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 2
Nước phở đậm đà, có màu nâu nhẹ
Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 3
Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 4
Phần nạm bò hấp dẫn 
Dường như những người rời xa quê hương một thời gian thì họ thường nhớ đến hương vị cốt lõi nhất của một món ăn nào đó. Tôi tin rằng gia đình ông Cử, cũng như nhiều gia đình Bắc di cư khác khi rời xa mái ấm, làng xóm của mình thì họ sẽ nhớ rất chính xác hương thơm và mùi vị của món ăn quê hương họ. Càng lâu, tưởng như có lúc đã phôi pha, thì bản sắc ấy càng hiện lên rõ ràng.
Tinh túy của nồi nước dùng phở Phú Vương rõ ràng là gốc Bắc, nhưng có một sự uyển chuyển nhẹ khi nồi nước dùng sực nức mùi gừng, mùi hồi và quế ấy có thêm môt chút đường cho hợp vị với người Nam. Bởi vậy người “Bắc rặt” vào Nam ăn phở thể nào cũng chê, ở lâu lâu rồi ăn thấy được, lâu nữa thì kết luận: phở Sài Gòn bây giờ ngon hơn ở Hà Nội.
Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 5
Tinh túy của nồi nước dùng phở Phú Vương rõ ràng là gốc Bắc, nhưng có một sự uyển
chuyển nhẹ khi nồi nước dùng sực nức mùi gừng, mùi hồi và quế ấy có thêm môt chút
đường cho hợp vị với người Nam

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 6
Nhiều thực khách lâu năm khen ngợi bò viên ở đây rất ngon, dai, giòn mà
không có cảm giác "bột"

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 7
Phong phú gia vị ăn kèm 
Có thực khách cho rằng, ăn phở Phú Vương thì không cho tương đen, tương đỏ cũng được, mà nếu cho vào thì càng ngon. Nước phở đậm đà, có màu nâu nhẹ. Tô phở cho khá nhiều hành tây giống kiểu phở Phú Gia. Rau được ngắt gọn gàng và sạch sẽ, không giống như nhiều tiệm phở khác, thực khách khá “mệt” khi lặt rau cho vào tô phở.
Sợi phở ở đây rất nhỏ, có lẽ chỉ to hơn cọng hủ tiếu dai một chút. Nhiều thực khách lâu năm khen ngợi bò viên ở đây rất ngon, dai, giòn mà không có cảm giác "bột". Quán cũng có một góc nhỏ tôn vinh món bò viên chén - hình thức ăn bò viên không có bánh phở một thời rất phổ biến ở Sài Gòn.

Những người Sài Gòn cũ cho rằng, kiểu ăn phở có bò viên hay tương đen là sự dung hòa của phở và hủ tiếu bò viên của người Việt gốc Hoa từ khi phở đặt chân tới đất Sài thành. Sự "điều chỉnh" đó không chỉ khiến người miền Nam hài lòng với món ăn hấp dẫn này, mà còn tôn vinh phở ở vị trí đầu bảng của những món ăn được yêu thích nhất.
Giang Vũ
Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 8 
Phở Phú Vương339 Lê Văn Sỹ, phường 01, quận Tân Bình
Mở cửa: từ 5h30 sáng đến 12h đêm
Giá: Phở tô nhỏ (45.000đ), tô lớn (50.000đ), tô đặc biệt (65.000đ)
Có thể bạn quan tâm

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Bí quyết nấu bò kho ngon đúng điệu

Bò kho là món ăn sáng quen thuộc thường được dùng kèm với bánh mì. Công thức dưới đây sẽ giúp bạn làm món bò kho có mùi thơm đặc trưng, thịt bò mềm mà không nát, màu sắc rất hấp dẫn.

Bí quyết nấu bò kho ngon đúng điệu 5 
Nguyên liệu:
- 600g thịt nạm bò
- 2 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng hạt nêm
- 1 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng bột bò kho
- 3 muỗng cà phê màu dầu điều
- 3 muỗng cà phê bột năng
- ½ muỗng cà phê tiêu
- 1 củ cà rốt
- 3 nhánh sả
- Gừng, tỏi, hành tím băm nhỏ
- Ngò gai, rau quế
- Hoa hồi, quế
Cách làm:
- Để khử mùi của thịt bò chúng ta dùng rượu trắng hòa với gừng sau đó xát lên thịt rồi rửa sạch lại, trụng qua nước sôi.
 Bí quyết nấu bò kho ngon đúng điệu 1
- Cắt khúc
 Bí quyết nấu bò kho ngon đúng điệu 2
- Ướp thịt nạm bò với 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng bột bò kho, 1 muỗng cà phê màu dầu điều. Ướp thịt trong vòng 30 phút.
Bí quyết nấu bò kho ngon đúng điệu 3 
- Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, cắt khúc cỡ 5 cm.
- Sả đập dập.
- Rang sơ hoa hồi và quế cho thơm.
- Phi thơm tỏi, hành tím và gừng băm nhỏ. Trút thịt bò vào đảo đều, thêm 2 muỗng cà phê màu dầu điều để có màu đẹp. Sau khi thịt bò đã săn lại, cho sả và chế nước ngập mặt thịt, thả hoa hồi và quế vào nồi.
- Khi thịt đã mềm chúng ta vớt bỏ hoa hồi, quế và sả, nêm thêm 1 muỗng hạt nêm, hòa 3 muỗng cà phê bột năng vào bát nước lạnh đổ từ từ vào nồi thịt sau đó cho cà rốt vào nấu thêm 5 -10  phút rồi tắt bếp.
- Múc bò kho ra tô, rắc chút tiêu bột và ngò gai, rau quế cắt nhỏ lên trên. Ăn nóng kèm với bánh mì.
 Bí quyết nấu bò kho ngon đúng điệu 4

Hằng MT (thực hiện

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Quy luật Nhân quả (The Law Cause and Effect)


 
Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể.

Quy luật Nhân quả phát biểu rằng, mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có một nguyên nhân. Nó còn gọi là “quy luật sắt của vũ trụ”. Theo quy luật này, mọi thứ diễn ra đều có lý do, dù bạn có biết lý do đó hay không. Không có sự ngẫu nhiên nào. Chúng ta sống trong vũ trụ có kỷ luật, bị chi phối chặt chẽ bởi quy luật và sự hiểu biết này là trung tâm của các quy luật hay nguyên tắc khác.

Theo Quy luật Nhân quả, có nguyên nhân cụ thể của thành công và có nguyên nhân cụ thể cho những thất bại. Có nguyên nhân cụ thể cho sức khỏe hay đau ốm. Có nguyên nhân cụ thể cho hạnh phúc hay nỗi buồn. Nếu bạn muốn có được nhiều kết quả mà bạn mong muốn trong cuộc sống thì một việc đơn giản là tìm ra được nguyên nhân và lặp lại chúng. Nếu có một kết quả nào trong cuộc sống mà bạn không thích, bạn cần phải tìm bằng được nguyên nhân của nó và loại bỏ chúng.

Quy luật này cho rằng thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công như họ. 

Quy luật này rất đơn giản, nhưng nó gây trở ngại cho đa số mọi người. Họ tiếp tục làm hay không làm các việc tạo cho họ sự buồn chán và thất vọng, và sau đó họ trách cứ những người khác hoặc xã hội vì những vấn đề của họ.

Sự điên rồ được định nghĩa là “làm những điều giống nhau theo một cách giống nhau nhưng lại hy vọng đạt được kết quả khác”. Ở mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều phạm lỗi này. Chúng ta cần đối mặt với xu hướng này một cách nghiêm túc và giải quyết nó một cách trung thực.

Người Scotlen có câu tục ngữ: “Thà thắp sáng một ngọn nến bé nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”. Tốt hơn chúng ta hãy ngồi xuống và phân tích cẩn thận nguyên nhân gây ra khó khăn chứ đừng thất vọng và giận dữ về chúng.

Có một câu tục ngữ nói rằng: “Gieo gió, gặp bão”. Quan điểm này của Quy luật Nhân quả được gọi là quy luật của sự gieo và gặt. Nó phát biểu rằng bạn gieo cái gì thì bạn sẽ gặt được cái đó. Và tất cả những gì bạn thu được ngày hôm nay đều là kết quả của những gì bạn đã gieo trong quá khứ. Nếu bạn hy vọng thu được một mùa vụ khác ở bất cứ lĩnh vực nào trong tương lai, thì bạn phải gieo loạt hạt khác ngay hôm nay và tất nhiên, điều này có quan hệ cơ bản với những hạt giống tâm hồn.

Thành công không đến với bạn một cách tình cờ may mắn hay như một phép nhiệm màu. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, dù là tốt đẹp hoặc không như mong muốn, dù tích cực hoặc tiêu cực. Isaac Newton nhận định: “Bất kỳ hành động nào cũng dẫn đến một phản ứng tác động ngược lại với mức độ tương đương”. Ứng dụng quan trọng nhất của Quy luật Nhân quả, hay Quy luật Gieo và gặt, là: “Suy nghĩ là nguyên nhân và điều kiện là kết quả”. 

Suy nghĩ của bạn là nguyên nhân cơ bản cho những tình huống bạn gặp phải trong cuộc sống. Mọi thứ bạn từng trải qua đều bắt đầu bằng một kiểu suy nghĩ nào đó của bạn hay của người khác. 

Mọi thứ bạn đang và sẽ trở thành là kết quả của cách bạn suy nghĩ. Nếu bạn thay đổi chất lượng suy nghĩ thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Sự thay đổi trong những trải nghiệm bên ngoài của bạn sẽ kéo theo thay đổi trải nghiệm bên trong. 

Bạn xây dựng toàn bộ thế giới của mình theo cách bạn suy nghĩ và đặt vấn đề về cuộc sống. Giá trị, ý nghĩa của con người, sự việc và tình huống xảy ra xung quanh đều phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Chính vì vậy, khi bạn thay đổi suy nghĩ cũng có nghĩa là bạn thay đổi cuộc đời mình, đôi khi sự thay đổi này chỉ diễn ra trong thoáng chốc.

Có lẽ phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại chính là sức mạnh tinh thần của một người có khả năng tạo ra hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc đời họ. Thế giới bên ngoài chính là tấm gương phản chiếu thế giới trong con người bạn, nó tạo nên một triết lý vô cùng giá trị: Bạn sẽ trở thành những gì bạn thường nghĩ đến nhất.

Rõ ràng, không phải những gì xảy ra với bạn mà chính cách bạn suy nghĩ về những gì xảy ra sẽ quyết định cách phản ứng hay cảm nhận của bạn. Không phải thế giới bên ngoài quyết định điều kiện hay hoàn cảnh sống, mà chính thế giới nội tâm mới là yếu tố tạo ra hoàn cảnh cuộc đời. 

Quyền tự do lớn nhất của con người là quyền được lựa chọn cuộc sống. Không ai đủ quyền năng buộc bạn phải suy nghĩ, cảm nhận hay hành động theo cách mà bạn không mong muốn. Mọi cảm xúc và cách cư xử của bạn hoàn toàn bắt nguồn từ cách bạn suy nghĩ, nhận thức về thế giới xung quanh và về những gì đang xảy ra. Tiến sĩ Martin Seligman của Đại Học Pennsylvania gọi cách phản ứng này là: “phong cách diễn giải” - cách bạn diễn đạt hay giải thích sự việc xảy ra. Phong cách diễn giải này nằm trong tầm kiểm soát của bạn và có thể đạt được thông qua quá trình học hỏi. Bạn có thể diễn giải sự việc theo cách khiến bản thân thấy vui vẻ và lạc quan thay vì tức giận và thất vọng. Bạn có thể quyết định phản ứng mang tính xây dựng và tích cực thay vì bi quan, yếm thế. Tất cả tùy thuộc vào bạn. 

Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một tin tốt lành, bạn lập tức có thái độ hân hoan vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay lập tức bạn sẽ trở nên khó chịu, buồn phiền và nóng nảy, ngay cả khi đó là tin không chính xác hay sai sự thật. Như vậy, cách bạn diễn giải sự việc cho bản thân sẽ quyết định phần lớn cách phản ứng của bạn. 

Các quy luật cơ bản của cuộc sống là: Quy luật Niềm tin, Quy luật Kỳ vọng, Quy luật Hấp dẫn, Quy luật Tương ứng. Chúng là những quy luật phụ bắt nguồn trực tiếp từ Quy luật Nhân quả và làm nền tảng cơ bản cho tất cả các quy luật khác, cũng như cho những gì chúng ta đang trải nghiệm. Hạnh phúc và thành công trong cuộc sống đều xuất phát từ việc bạn hiểu biết và chúng sống hài hòa với bốn quy luật này. 

Tổng hợp bài viết từ Brian Tracy